Friday, March 6, 2015

0 7 thói quen của người biết căn cơ

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với kiểu sống chỉ trông chờ vào lương tháng, mệt mỏi với việc thường xuyên bị cắt điện thoại hay phải kiếm cớ tránh né dùng bữa tối cùng bạn bè những lúc tiền nong cạn sạch trước khi hết tháng, vậy thì bạn có thể vận dụng 7 thói quen của những người biết căn cơ.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
1. Luôn chủ động
Thói quen đầu tiên của những người biết căn cơ là lãnh trách nhiệm với cuộc đời chính mình; nếu họ vấp ngã, họ không oán trách bất cứ ai ngoài bản thân. Bất kể bạn được nuôi nấng hay được đối xử ra sao ở nhà trường, bạn đều có thể lựa chọn cách cư xử ngay lúc này. Chủ động có nghĩa là hiểu rõ chính bạn nắm quyền kiểm soát những tương tác hàng ngày của bạn. Trong khi đó, những người hay phản ứng thường bị tác động bởi ngoại cảnh và hay viện đến các yếu tố bên ngoài để đổ lỗi cho hành vi của họ, ví dụ, nếu trờ đẹp thì tâm trạng họ tốt, còn thời tiết ẩm ương sẽ ảnh hưởng ngay đến thái độ của họ, và thế là thời tiết sẽ bị đổ lỗi đã gây ra tâm trạng xấu.
- Nắm lấy bước đầu tiên
Bạn không thể nào giành quyền kiểm soát tình hình tài chính của mình cho đến khi nào bạn quyết tâm làm vậy, bởi vì càng tránh né tình thể của mình bao nhiêu, nó lại càng tệ đi bấy nhiêu. Thay vào đó, hãy cố gắng xem xét kỹ càng thấu đáo tình hình tài chính và ngân quỹ, những món nợ, khoản thu nhập và các chi phí và hiểu rõ tiền bạc của mình đi đâu về đâu, và bạn có thể quy hoạch tốt hơn thế nào.
- Nói với mọi người
 Sử dụng ngôn ngữ chủ động tuyên bố thành lời mục tiêu của bạn trong việc trở nên căn cơ và có trách nhiệm về tài chính hơn, không chỉ giúp bạn kết chặt với mục tiêu của mình, mà còn giúp bạn tránh được áp lực ganh đua, có thể gây trở ngại cho việc sắp đặt chi tiêu và căn cơ. Nếu bạn giải thích cho bạn bè và gia đình biết bạn đang cố gắng sống theo lối sống căn cơ hơn ra sao, mọi người sẽ bớt thúc ép bạn phải uống thêm chầu bia hay dùng bữa bên ngoài nữa.
- Lắng nghe 
Hãy lắng nghe chính mình và lắng nghe những lý do bạn đưa ra mỗi lần bạn quyết một khoản mua sắm ngoài dự toán hay dứt khoát không đưa những khoản dư dật vào chương mục tiết kiệm. Hãy dành nhiều thời gian hơn để dừng lại và lắng nghe lý do bạn tự giải thích với mình chuyện tiêu nhiều hơn kiếm. Làm như thế, bạn sẽ có cơ hội để nghe xem đa phần những cái cớ này lỏng lẻo đến thế nào, và rồi bạn sẽ được ngăn khỏi mua sắm những khoản có thể cản trở mục tiêu chi tiêu hiệu quả của mình. 
2. Bắt đầu với cái đích hình dung trong đầu
Nếu bạn không mường tượng những gì bạn mong muốn ở cuộc đời, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị người khác và các điều kiện ngoại cảnh tác động lên đời mình, vì bạn đâu có tự gây ảnh hưởng lên nó được. Thay vào đó, hãy bắt đầu mỗi ngày và mỗi nhiệm vụ với một tưởng tượng rõ ràng về nơi bạn muốn đạt tiws và bạn sẽ đi tới đó như thế nào, rồi biến tưởng tượng ấy thành hiện thực bằng những kỹ năng chủ động ở thói quen thứ nhất.
- Xác định mục tiêu của bạn
Có rất nhiều cách để sống theo lối chi tiêu tiết kiệm và bạn cần phải quyết xem bạn muốn căn cơ đến mức độ nào. Bạn muốn không vướng bận nợ nần, bạn muốn xây dựng một tài khoản tiết kiệm với số dư nào đó hay bạn muốn chri phải sống dự vào một nguồn thu trong gia đình gồm 2 nguồn thu nhập.
- Quyết xem bạn đã đạt mục tiêu bằng cách nào
Điều này một lần nữa lại phục thuộc vào ngân quỹ của bạn, nhưng bạn cũng cần phải để ý đến những chướng ngại vật đang chực sẵn ngáng đường. Hãy đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn là KHÔN NGOAN.
3. Đưa những việc cần nhất làm đầu
Biết rõ tại sao bạn lại làm việc gì đó chính là một động lực mạnh mẽ giúp bạn đạt tới sáng tạo trong trí não và chuyển đổi nó thành kết quả sáng tạo thực tế cho mục tiêu của bạn. Vậy nên, hãy tự hỏi xem đâu là những thứ bạn cảm thấy giá trị và quý báu nhất với mình. Khi bạn đưa ra những thứ này lên vị trí hàng đầu, bạn sẽ tổ chưc và quản lý thời gian xung quanh những ưu tiên cá nhaanm để biến chúng thành hiện thực.
- Nhận thức các tác động từ tình hình tài chính của bạn
Có thể bạn vẫn chưa dành một khoảng thời gian thích hợp để quản lý tình hình tài chính và thực hành các nguyên tắc chi tiêu, vì bạn cảm thấy như thể lúc nào cũng có nhiều việc quan trọng hơn thế, bất kể là làm việc, đưa lũ trẻ đi tập bóng hay sửa doạn bữa tối cùng mấy cô con gái. Vậy nhưng, nếu tình hình tài chính của bạn vẫn dưới tầm kiểm soát và thường xuyên thâm hụy thì sẽ gây tác động tiêu cực.
- Chỉ cần từ chối
Rất dễ để tiêu xài vượt quá những khoản đã quy định hằng thắng khi bạn cứ mải lo chuyện bỏ lỡ một bữa tối bên bạn bè, hay cảm thấy mình phải bố trí một buổi tiệc sinh nhật cho cậu quý tử cùng năm chục bạn bè thân thích hay bạn không thể nào mặc lại bộ đồ bạn đã diện ở buổi hộ thảo từ năm ngoái.
4. Nghĩ theo lối “mọi người cùng thắng”
Đa số chúng ta đều được dạy phải xây dựng giá trị bản thân dựa trên tương quan so sánh với những người khác và cạnh tranh với các bạn đồng trang lưa. Ta nghĩ rằng ta chỉ thành công khi ai đó thất bại, và nếu anh thắng, thì nghĩa là tôi thu. Ta còn được dạy rằng cái bánh chung là có hạn, và nếu anh có được một miếng to hơn thì tôi sẽ bị hụt phần. Khi bạn suy nghĩ theo cách này, bạn luôn cảm thấy mình đã bỏ lỡ thứ gì đó và không có gì trên đời là công bằng cả. Kết quả là, rất nhiều người trong chúng ta giở thủ đoạn và giật miếng bánh trước khi ai đó kịp đoạt mất của ta.
- Nhận thức rằng không phải lúc nào bạn cũng tường tận mọi sự
Khi bạn hướng vào việc thực thi các nguyên tắc chi tiêu thông minh và gắn chặt vào một mức ngân sách, có thể bạn sẽ thường thấy bản thân mình băn khoăn “thế này không công bằng”. Thật không công bằng khi mà người khác được đi ăn tối ở ngoài và họ ăn chơi, du hý thường xuyên. Hãy dành thời gian nhận ra rằng bạn chỉ đang nhìn thấy một phần nhỏ trong đời sống tài chính của những bạn bè và các gia đình dường như có tất cả trên đời.
- Hiểu sự khác biệt giữa sở hữu và giá trị thuần
Đành rằng bạn bè và người thân của bạn đang có một lối sống viên mãn hơn vì nhà họ lớn hơn hay xe họ mới hơn thì bạn cần phả cân nhắc một điều, rằng đó có thể chỉ là mặt tiền che đậy cả núi nợ chất chồng phía sau.
5. Giao tiếp
Giao tiếp thường là mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu, và đa số mọi người lắng nghe với mục đích đáp lại những gì bạn đang nói hơn là thấu hiểu những gì bạn vừa nói. Tuy thế, muốn giao tiếp hiệu quả. Vì nếu bạn giao tiếp chỉ vì mục đích duy nhất là được thấu hiểu, bạn sẽ nhận ra rằng mình mặc kệ những gì người khác nói và bỏ qua hoàn toàn mọi ý tứ của họ.
- Bạn không chỉ có một mình trên đời
Khả năng cao là bạn đã kết hôn, đang có một mối quan hệ tình cảm, đã có con  hoặc tất cả những khả năng kể tren. Kết quả là, bạn không phải người duy nhất chịu ảnh hưởng từ quyết đinh sống theo lối căn cơ. Để thực hiện được kế hoạch chi tiêu thông minh bạn cần phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu các mục tiêu và cách hành xử của những người khác trong cuộc đời bạn.
- Thấu hiểu mục tiêu và nhu cầu của người khác
Đương nhiên giải thích mong muốn của bạn về lối sống căn cơ là rất quan trọng, nhưng thấu hiểu mục tiêu và nhu cầu của gia đình mình cũng quan trọng không kém, nhờ vậy bạn có thể tìm ra một cách để căn cơ, chi tiêu thông minh hơn.
6. Hiệp lực
Tương tác và làm việc theo nhóm là một vài trong số các cách giúp bạn học kỹ năng mới và những hành vi hiệu quả hơn. Hiệp lực chính là thói quen của các mối cộng tác sáng tạo, trong đó bạn làm việc thành nhóm để tìm kiếm những giải pháp mới cho các vấn đề đang tồn tại. Hiệp lực không phải thứ gì đó xảy ra tức thì, mà là một quá trình, trong đó bạn cần tận dụng toàn bộ kinh nghiệm cá nhân và sự tinh thông của mình nhằm hiện thực hóa những kết quả hữu ích, nhiều hơn so với những kết quả bạn đạt được ở mức độ cá nhân- tổng sẽ lớn hơn nhiều so với phép cộng từng thành phần rời rạc.
- Kiếm tìm những cách thức mới
Trong một xã hội vốn đã quá thành thạo chủ nghĩa tiêu dùng, có lẽ bạn nhận ra rằng bạn cần phải tìm những cách mới để làm gần như tất cả mọi việc, mới hòng sống căn cơ nổi. Ngày nào cũng mua bữa trưa quá dễ, nhưng sẽ căn cơ hơn nếu mang hộp cơm làm sẵn. Sắm thêm một chiếc váy ngắn may sẵn quá dễ, nhưng tự may đo lấy lấy lại căn cơ hơn.
- Quây xung quanh mình những con người căn cơ
Muốn thành công, hãy tự quây xung quanh mình những con người là hình mẫu bạn muốn trở thành. Bất kể bạn tham gia các diễn đàn trự tuyến trên những trang wb về lối sống căn cơ hay kết quan hệ bạn bạn bè với nữ chủ nhân một cửa tiệm địa phương, bạn đều có thể chia sẻ các ý tưởng và học hỏi lẫn nhau để đạt tới thành công.
7. Mài cưa cho sắc
Bạn chình là tài sản lớn nhất bạn đang có được trên hành trình đạt tới lối sống mà bạn mong muốn, và vì thế, bạn cần phải chăm sóc tới chỉnh bản thân mình, cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần. Khi bạn dành thời giam để tự làm mới bản thân trong cả 4 lĩnh vực của cuộc đời mình, bạn đang tạo nên sự trưởng thành và thay đổi- những yếu tố cho phép bạn tiếp tục với 6 thói quen bạn đã nắm chắc nhưng vẫn cần duy trì để đạt tới thành công.
- Về thể chất. Ăn uống ngon miệng hơn, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, và lấy ví dụ, bạn xắn tay tự trồng rau xanh, bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền ở siêu thị, đồng thời sẽ ăn uống lành mạnh hơn.
- Về tình cảm. Tương tác xã hội với những người khác cho phép bạn tạo dựng những mối liên hệ ý nghĩa, ví dụ một cuộc trò chuyện với người phụ nữ mới quen ở cửa hàng từ thiện, hay thậm chí là hẹn hẳn một buổi uống cà phê, hoặc một chầu hàn huyên cùng mẹ bạn mỗi tuần.
- Về trí óc. Luyện tập và mở mang tâm trí bạn thông qua các hoạt động học tập, đọc, viết và dạy có thể được thực hiện một cách tiết kiệm ngay tại thư viện ở địa phương bạn, hay thậm chí là xin tình nguyện ở một trường học hay viện dưỡng lão để dạy những người khác một kỹ năng mà với bạn, tưởng chừng chỉ đơn giản  vô cùng.
- Về tinh thần. Hãy dành thời gan để gần gũi với thiên nhiên, để mở rộng con người tinh thần của bạn thông qua thiền định, âm nhạc, nghệ thuật hay cầu nguyện – tất cả đều có thể được thực hiện một cách tiết kiệm bằng việc dành ra một khắc tĩnh lặng để chuyên chú bản thân và rũ sạch tâm trí trước khi đi ngủ, hay dạo bộ trong rừng và tỏ lòng biết ơn trước vẻ đẹp thiên nhiên bao quanh bạn.
 

THOUGHT + FEELING + ACTION = RESULT Copyright © 2011 - |- Template created by O Pregador - |- Powered by Blogger Templates