Thursday, March 26, 2015

0 15 thói quen của người giàu

Làm giàu dễ nói hơn làm. Cứ nhìn hàng ngàn hàng vạn cuốn sách viết về thành công tài chính và kiếm tiền với 1% người giàu bạn sẽ thấy rõ điều này. Có những người giàu lên rất dễ dàng, trong khi những người khác mất cả đời mà vẫn chưa tìm ra đáp số cho bài toán làm giàu của mình. Sự khác biệt đôi khi chỉ là những thói quen nhỏ hằng ngày. Dưới đây là 15 thói quen thường thấy ở những người giàu.
thói quen người giàu


1. Thách thức và nghi ngờ bản thân

Người giàu ở cạnh những người luôn nghi ngờ những điều họ tin tưởng hoặc những điều họ cho là đúng.
Làm giàu liên quan tới suy nghĩ phản biện. Tuy nhiên nếu bạn ở cạnh những người công nhận cách nhìn nhận cuộc sống của bạn, bạn sẽ không bao giờ có cảm hứng để suy nghĩ ngoài khung. Bởi vậy mới có câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Ngưu tầm ngưu mã tầm mã”. Nếu cừu muốn học cách săn mồi thì nó phải ở cạnh những con sói.

Điều này dễ nói hơn làm vì là con người, chúng ta đều thích sự thoải mái. Hầu hết mọi người chỉ suy nghĩ sáng tạo trong phạm vi và bộ lọc cho phép của họ. Mặc dù vậy, nếu làm giàu là mục tiêu của bạn, bạn phải cởi mở với việc hằng ngày ở cạnh những người không suy nghĩ giống như bạn.

2. Sống ở thì tương lai          

Những người có tài sản hoặc kiếm được nhiều tiền không phải là những người giỏi dự đoán tương lai; họ chỉ là những người bình thường giống như chúng ta. Điều họ làm khác với chúng ta hằng ngày là nỗ lực dự đoán các xu hướng trong tương lai.

Steve Jobs đã thực hiện thói quen này hằng ngày và thường được coi như nền tảng cho nhiều sản phẩm cách tân của Apple. Có vẻ như Steve biết rằng mọi người muốn gì trước cả khi họ biết điều đó. Đôi khi chính những sản phẩm đó chưa từng tồn tại. Khi làm giàu, hãy thực hiện hằng ngày thói quen dự đoán những thách thức có thể xuất hiện trong tương lai. Như Warren Buffett đã từng nói “Nếu ai đó đang được ngồi trong bóng mát hôm nay vì họ đã trồng cây từ rất lâu trước đó”.

3. Thuê ngoài những lúc bận rộn

Làm giàu có liên quan tới việc quản lý thời gian. Sẽ có ngày bạn phải đảm đương rất nhiều việc. Cách bạn quản lý những việc nhàm chán nhưng quan trọng này hằng ngày có thể quyết định mức độ thành công sau này của bạn. Trước khi khởi đầu ngày mới, hãy ghi nhớ trong đầu những việc khiến bạn có thể chệch tiến trình và tìm cách thuê người khác làm những việc đó.

Nếu bạn buộc phải làm, hãy để ý xem bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành chúng.

4. Tập luyện hằng ngày

Lý do phổ biến nhất cho việc không luyện tập là không có thời gian cho việc đó. Người giàu là những người có ít thời gian rảnh nhất. Nhưng họ là những người ít viện lý do đó nhất.

Đó là vì họ hiểu rằng sức khỏe của họ là vô giá.

5. Ăn uống lành mạnh

Đây là thói quen đi kèm với việc luyện tập. Mua đủ thực phẩm sạch để có chế độ ăn cân bằng lành mạnh sẽ tiêu tốn của bạn nhiều hơn một chút so với một túi khoai tây chiên và một lon nước cola. Nhưng bí quyết đầu tiên để tận hưởng các khoản lợi nhuận từ các vụ đầu tư tài chính là đầu tư vào bản thân mình trước.

Bên cạnh đó, số tiền bạn phải trả cho các hóa đơn mua thuốc sẽ vượt xa số tiền bạn mua những đồ ăn lành mạnh.

6. Sống tiết kiệm

“Nếu bạn mua những thứ mình không cần, bạn sẽ nhanh chóng phải bán những thứ bạn cần”.– Warren Buffett

Nói như vậy không có nghĩa là hầu hết người giàu đều sống trong những căn nhà nhỏ không điện nước và chỉ có mỗi một chiếc ghế, chỉ là họ không sống quá xa xỉ.

Khi tạo dựng sự giàu có, họ sẽ xây dựng những thói quen nhận biết cái gì là thiết yếu, cái gì là xa xỉ, và đó là thói quen gắn với họ. Họ có thể bắt đầu mua một vài thứ xa xỉ như một ngôi nhà đẹp hoặc một vài bộ quần áo hàng hiệu nhưng nó vẫn nằm trong phạm vi ngân sách của họ, và thường chỉ là một hoặc hai món không đáng kể. Sau cùng thì bạn không thể sống trong nhiều ngôi nhà và lái nhiều chiếc xe hơi một lúc.

7. Đọc hằng ngày để cải thiện bản thân

“Đọc là một cách rèn luyện trí não, giống như bạn luyện tập để rèn luyện cơ thể vậy”. – Joseph Addison

Với nhiều cuốn sách kinh điển trên thế giới như hiện nay thì nếu chỉ đọc một cuốn sách một ngày, bạn sẽ không thể đọc được hết số sách đó. Qua những cuốn sách, chúng ta học được rất nhiều về lịch sử, nhân loại, lối sống và các nền văn hóa khác với chúng ta.

Phần lớn người nghèo nói rằng họ không thích đọc hoặc đơn giản là họ không có thời gian cho việc đó. Đây là một điều đáng buồn vì kho tàng kiến thức của nhân loại đã không được khai thác.

Người giàu tích cực khai thác nguồn lực này để mài sắc trí óc và làm dịu tâm hồn của họ. Và nếu họ không có thời gian đọc, họ sử dụng công nghệ hiện đại để nghe sách tiếng trong khi di chuyển. Thomas Corley từng nói rằng: “Người giàu tránh xem TV không phải vì họ có kỷ luật và sức mạnh ý chí siêu việt. Chỉ là họ không nghĩ tới việc xem TV vì họ bận theo đuổi thói quen đọc sách hằng ngày”.

8. Học thứ gì đó mới mẻ mỗi ngày

“Rủi ro xuất phát từ việc không hiểu biết những việc mình đang làm”.– Warren Buffett

Tiền được tạo ra nhờ tích cực gắn kết với thế giới và khao khát hiểu biết nó. Biết được điều này, người giàu nỗ lực học hoặc hiểu thêm một thứ mới mỗi ngày.

Bằng cách học và hiểu thế giới và cách mọi người làm, bạn sẽ có thể dự đoán các hành động/nhu cầu của họ và kiếm lời từ đó khi cơ hội mở ra.

9. Thể hiện lòng biết ơn

Biết ơn không chỉ là một công cụ đầy sức mạnh của người giàu, đó là một thói quen tuyệt vời để bất cứ ai thực hiện hằng ngày. Khi bạn luôn ở cạnh mọi người, thì việc thể hiện sự biết ơn chân thành là cách hay để bạn duy trì thái độ tích cực. Người giàu luôn có thói quen gửi thiệp hoặc quà cảm ơn mọi người.

10. Bỏ qua TV và mạng xã hội

Gần 70% người giàu xem TV chưa tới 1 giờ/ngày, trong khi con số này ở người nghèo là 23%.

Chỉ mỗi việc nghèo thôi đã đủ gây stress cho bạn rồi. Ngoài ra công việc buồn chán, không hài lòng, thù lao thấp cũng là lý do dễ hiểu tại sao nhiều người nghèo thấy thoải mái thư giãn khi ngồi trước TV.

Các chương trình truyền hình thực tế, mạng xã hội Facebook và Twitter đều là những công cụ gây sao lãng giúp chúng ta tạm thời quên đi nỗi khổ của việc nghèo khó. Vấn đề là thời gian bạn dành để quên đi vấn đề của việc nghèo khó cũng chính là thời gian lẽ ra bạn nên dành để giải quyết vấn đề.

11. Thức dậy sớm

Dậy sớm lúc bình minh để vội vàng ra cửa đi làm khác với việc dậy sớm để có dư dả thời gian để suy nghĩ, xem xét mọi việc trước khi đi làm. Người giàu thường làm theo cách thứ hai. Thời gian chuẩn bị dư dả sẽ giúp chuẩn bị tâm lý cho bạn trước khi đối mặt với các thách thức. Dậy sớm là một công cụ hữu ích để thiền và suy nghĩ hằng ngày của người giàu.

12. Dạy con bạn cách suy nghĩ hơn là nghĩ gì

Chúng ta vẫn nghĩ rằng người giàu đọc và học rất nhiều. Tuy nhiên bạn cần biết một điều quan trọng là họ cũng truyền lại thói quen tìm kiếm kiến thức và hiểu biết này cho con cái.

Nhiều bậc cha mẹ giàu có khuyến khích con cái họ tự mình tìm ra sự thật của riêng chúng. Họ tích cực tham gia các cuộc trò chuyện tranh luận về những điểm tương đồng và khác biệt trong suy nghĩ của họ và con cái mà không đưa ra phán xét. Các bậc cha mẹ giàu có hiểu trách nhiệm của họ là để con cái làm theo cách của chúng.

13. Mỗi ngày gặp gỡ một người mới

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều sợ nói trước đám đông. Tuy nhiên người giàu đã vượt qua nỗi sợ hãi này bằng cách gặp gỡ, kết nối hoặc đơn giản là trò chuyện với người mới mỗi ngày. Thực hành thói quen này hằng ngày sẽ tạo cho bạn sự tự tin cần thiết để tiếp cận với các nhóm rộng hơn.

14. Họ lập danh sách những việc cần làm hằng ngày

“Tôi nghĩ mục đích là một mục tiêu lớn, nhưng người giàu cho rằng một điều ước không phải là một mục tiêu”.– Thomas Corley

Theo một bài báo trên trang Business Insider, hơn 80% những người giàu lập danh sách những việc phải làm. Và người giàu không chỉ viết chi tiết những việc cần làm, mà còn làm theo danh sách đó. Để trở nên giàu có và duy trì được nó, bạn phải biết những điều cần làm và tập trung thực hiện chúng.

15. Giữ mọi việc thật đơn giản

Người giàu buộc phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong ngày. Thường những quyết định đó liên quan tới việc mạo hiểm với hàng ngàn nếu không muốn nói là hàng triệu đô la. Mặc dù vậy, bộ não con người không thể đưa ra quá nhiều quyết định một ngày dù đó là quyết định lớn hay nhỏ. Biết được điều này, người giàu sẽ cố gắng đơn giản hóa mọi thứ xung quanh họ để loại bỏ nhiều quyết định nhỏ nhặt nhàm chán trong ngày như mặc gì hôm nay hay trưa nay ăn gì.

Steve Jobs và Mark Zuckerberg là hai người giàu có nổi tiếng với thói quen này. Giữ mọi việc thật đơn giản và không làm phức tạp hóa những điều bình thường là thói quen hằng ngày của những người giàu có.

“Những thói quen này giống như những quả cầu tuyết- chúng tích tụ lại dần dần và bạn có một trận mưa tuyết của thành công”. - Thomas Corley

0 7 bài học khởi nghiệp từ những doanh nhân nổi tiếng

Hiếm có đường học nào lại gập ghềnh như con đường mà các doanh nhân gặp phải khi họ khởi nghiệp lần đầu tiên. Nhưng làm thế nào để lướt băng băng trên những con đường ấy mà không hề vấp váp? Hãy lắng nghe lời khuyên của những doanh nhân đàn anh, đàn chị mà bạn biết - những người không ngại nói về những sơ sẩy đầu đời của họ.
bài học kinh nghiệm

 
Nhưng giả như bạn không quen bất kỳ doanh nhân nào thành công và giàu kinh nghiệm thì sao? Đã có Quora giúp bạn. Trang dịch vụ giải đáp thông tin nổi tiếng thế giới này gần đây đã tổ chức một cuộc thảo luận với chủ đề “Những bài học quan trọng nhất mà các doanh nhân đã học được trong năm đầu khởi nghiệp”. Tham gia thảo luận có những doanh nhân có tên tuổi và thậm chí một số nhà đầu tư. Sau đây là một số bài học nổi bật mà họ chia sẻ.
1. Lắng nghe...
"Do hoàn cảnh bắt buộc, các doanh nhân phải là người có ý trí và bản lĩnh nhưng cũng cần biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến góp ý”. Đó là lời khuyên của Simon Olson, một nhà đầu tư mạo hiểm kiêm lãnh đạo của doanh nghiệp mới: Google Brazil.  
2. ... nhưng có chọn lọc
Một loạt các ý kiến đều cho rằng một bài học mà bạn sẽ sớm nhận ra khi khởi nghiệp là  ‘không phải lời khuyên nào cũng đúng’. Axel Schultze, người sáng lập công ty hỗ trợ khởi nghiệp Society3 nói một cách ngắn gọn: “Đừng quá tin tưởng vào bất cứ lời khuyên nào – kể cả lời khuyên của tôi”. Cùng quan điểm, Babak Navi, người sáng lập trang kết nối doanh nghiệp – nhà đầu tư phát biểu: “Có khi bản thân người đưa ra lời khuyên còn chẳng biết họ đang làm gì ấy chứ. Trông bề ngoài thì có vẻ ổn thoả thế thôi nhưng bên trong lại rối như tơ vò. Thế nên khi đọc những ý kiến chia sẻ trên Quora cũng phải cẩn thận".
3. Tiền là tiên là phật
Khi mới khởi nghiệp, ý tưởng, niềm tin, niềm đam mê là những yếu tố rất quan trọng nhưng mọi thứ chỉ có thực sự có ý nghĩa khi bạn có tiền. “Tiền là tiên, là phật. Các doanh nghiệp mới là minh chứng điển hình cho câu thành ngữ ‘năng nhặt chặt bị’. Đừng nghĩ doanh nghiệp mình sẽ trở thành công ty tiền tỷ trong tương lai mà tiêu xài hoang phí. Với doanh nghiệp mới, điều quan trọng nhất là tồn tại được. Nhưng hết tiền là lý do khiến doanh nghiệp nhanh chết nhất” – nhà đầu tư thiên thần hàng đầu của Mỹ David S. Rose tuyên bố.
Chuyên gia công nghệ Twain Liu cũng ví von: “Tiền là vua, kiểm soát được ban quản trị là hậu, cổ phần xe. Bạn không thể để mất một trong ba quân này ngay từ đầu ván cờ".
4. Kỳ vọng quá nhiều
Một chủ đề khác được bàn luận sôi nổi là việc ‘đếm cua trong lỗ’ của doanh nghiệp – có thể là về thời điểm doanh nghiệp sẽ ăn nên làm gia, quy mô thị trường có thể đạt được...
“Nhiều thứ diễn ra chậm hơn ta kỳ vọng. Hãy xác định các ước tính của bạn phải xê xích tới 2-3 lần” – Aaron Franklin, người đồng sáng lập LazyMeter viết. Doanh nhân John Greathouse thậm chí còn bi quan hơn khi trích dẫn nguyên tắc ‘nhân bốn’ của MouseDriver: Cái gì cũng sẽ kéo dài gấp 4 lần thời gian mà bạn dự kiến, tốn gấp 4 lần số tiền bạn dự trù. Còn kết quả kiểu gì cũng chỉ bằng ¼ những gì mà bạn mong đợi.
5. Hãy quan tâm đến bản thân hơn
Bạn có nên đặt ra những tiêu chuẩn cao vời vợi và giữ thái độ không khoan nhượng với vấn đề cải thiện sản phẩm? Rất nên. Thế nhưng các doanh nhân kỳ cựu cũng khuyến cáo: bạn phải cân bằng những nỗ lực đó với một chút nương nhẹ cho bản thân. Khởi nghiệp không thôi đã là cả một cố gắng lớn, bạn sẽ không thể nào đi đến cùng nếu không giữ được cho tinh thần của mình luôn lạc quan, vui vẻ. Liu chia sẻ: “Bạn sẽ phạm nhiều sai lầm nhưng đừng tự dằn vặt bản thân về điều đó mà hãy học hỏi, thích ứng, tiến bộ và kiên trì với những kinh nghiệm thu được và mục tiêu mà bạn đăt ra”.
Ngoài việc giữ vững tinh thần trong những khoảng thời gian đen tối, Jason M. Lemkin, người sáng lập công ty phần mềm chữ ký EchoSign cũng khuyên các doanh nhân nên quan tâm, nhìn nhận những gì họ đạt được. Ông viết: “Bài học quan trọng nhất mà tôi nhận ra (dù hơi muộn) là nếu bạn làm được bất cứ điều gì, kể cả ở giai đoạn non nớt nhất, bạn cũng phải tự tưởng thưởng cho mình về điều đó và tranh thủ phát huy nó”.
Vả lại, bất cứ thứ gì tốt cho tinh thần cũng sẽ tốt cho thể chất của bạn. Như lời Franklin thì: “Bạn phải cảm thấy thoải mái thì mới làm mọi thứ tốt được. Sức khỏe của bạn là vô cùng quan trọng. Hãy tập thể duc đều đặn và ăn uống đầy đủ"..
6. Đây không phải là bộ phim trinh thám
Bạn không cần phải làm gì cũng giấu diếm, che đậy vì ở đây chẳng có nhiều tai mắt để mà rình mò bạn đến mức ấy. Cứ sống thoáng lên một chút cho nhẹ đầu, như Olson nói: “Người ta [gồm cả các nhà đầu tư] chẳng rỗi hơi mà theo dõi, đánh cắp ý tưởng của bạn làm gì. Thế nên đừng cố gắng bảo mật, bưng bít thông tin một cách thái quá”.
7. Làm việc tại nhà chẳng mấy khi đem lại hiệu quả
Làm việc tại nhà nghe có vẻ ổn: bạn không phải mất thời gian đi lại và không phải tốn tiền bạc thuê địa điểm. Nhưng thực tế, nhiều doanh nhân cho rằng hiệu quả của việc làm tại nhà không cao như người ta tưởng. Max Levchin, đồng sáng lập PayPal tuyên bố: “Với nhiều người, ‘làm tại nhà’ đồng nghĩa với việc chẳng làm gì”. Đồng tình với quan điểm này, Franklin khuyên: “Nó chỉ là phương án cuối cùng khi không bạn còn chọn lựa nào khác. Còn không, hãy ra quán cà phê hoặc khu văn phòng nào đó nghiêm túc để làm việc”.

0 Bài học khởi nghiệp từ các doanh nhân trẻ

Trân trọng từng giây phút, biến điều không thể thành có thể; mạnh dạn dấn thân dù khó khăn, biết đón nhận cơ hội, kiên trì vượt qua mọi thử thách…là những bài học khởi nghiệp đắt giá các doanh nhân đúc kết. Đây cũng là lời khuyên hữu ích cho bạn trẻ đang khao khát khởi nghiệp.
“Hãy biến điều bình thường thành phi thường” (Doanh nhân Phan Sơn Hoàng –Tổng Giám đốc công ty TNHH Thiên Hoàng )
 
sh
 
Khao khát làm giàu chân chính và tham vọng lớn mạnh như Thiên Hoàng, chàng kỹ sư tin học Bách Khoa Phan Sơn Hoàng đã dũng cảm dấn thân vào thương trường, biến điều không thể thành có thể. Với niềm đam mê kinh doanh và sự nỗ lực không ngừng anh đã khẳng định bản thân với sự nghiệp kinh doanh thành công. 
 
Với kinh nghiệm của bản thân, anh Hoàng chia sẻ với các bạn trẻ: “Tôi muốn nói với tất cả các bạn, sức mạnh, trí tuệ của con người là vô hạn, được đấng tạo hóa cho ta gần như công bẳng. Ai cũng luôn có điểm mạnh của mình mà không ai khác có được. Hãy phát hiện ra nó, sử dụng nó và hãy làm giàu cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội một cách chân chính.
 
 Không ai dám coi thường người nghèo nhưng mọi người luôn kính cẩn người biết làm giàu.  Hãy biết biến cái bình thường thành cái phi thường, và mỗi cá thể chúng ta đều có sức mạnh phi thường. Đững lãng phí thời gian, hãy làm giàu ngay cả khi không thể.”
 
“Kiên nhẫn gõ từng cánh cửa” (Doanh nhân Nguyễn Trung Kiên- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tư vấn quản lý Á Châu)
 
tk
 
Là người khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng, DN Nguyễn Trung Kiên đã nỗ lực và đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ. Anh được nhiều người biết đến là CEO trẻ xuất sắc 2012, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tư vấn quản lý Á Châu; Chuyên gia huấn luyện khởi nghiệp INSULAC Hùng Phương; Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng.
 
Anh Kiên khuyên các bạn trẻ năm 2015 nên khởi nghiệp, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ tiện ích, kinh doanh online hay giáo dục. Bởi anh cho rằng đây là những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn không chỉ trong thời điểm hiện tại và định hướng phát triển cũng như dòng chảy của tiền cũng vẫn sẽ đọng lại ở các này một thời gian dài nữa. 
 
Anh Kiên cũng chia sẻ với các bạn trẻ đang khao khát khởi nghiệp: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Các bạn hãy cứ mạnh dạn dấn thân để thực hiện hoài bão của mình, mọi thử thách dù có khó khăn đến đâu thì các bạn vẫn có thể vượt qua nếu có đủ nghị lực và xây dựng kế hoạch cụ thể cho mục tiêu của mình
 
“Hãy cứ đi rồi sẽ tới, cứ tìm rồi sẽ thấy, cứ gõ cửa cửa sẽ mở”. Khi bạn có một mục tiêu để hướng tới thì bạn hãy cứ đi và đích đến sẽ ngày càng được rút ngắn lại. Bạn cần điều gì trong cuộc sống thì hãy cứ mạnh dạn tìm đi và sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ có điều đó vì thế giới này là hữu hạn. Bạn đang cần một nhà đầu tư cho dự án của mình thì hãy cứ kiên nhẫn gõ từng cánh cửa thì sẽ có một “chủ nhà” nào đó mở cửa nhà và mời bạn ly trà ấm nóng.”
 
 “Bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không” (Doanh nhân Vũ Thùy Phương – Giám đốc Hana Việt Nam)
 
tp
 
Nhờ thái độ tích cực học hỏi và phấn đấu, cô gái 9x Vũ Thùy Phương đã sớm thành công trong sự nghiệp của mình. Thùy Phương chia sẻ muốn khởi nghiệp thành công cần phải có hai tố chất là liều và lì. “Hầu hết mọi người đều xuất phát điểm như nhau nhưng để thành công thì chỉ khác nhau ở chỗ bạn có hành động hay không? Vì thế đừng sợ thất bại, hãy “liều” và đón nhận ngay cơ hội bởi cơ hội không đến lần thứ hai. Hãy bắt tay hành động ngay lập tức bởi không có thời điểm nào bắt đầu tốt bằng chính lúc này. 
 
Những người thành công không bao giờ sợ vấp ngã. Chính tố chất lì và kiên trì đã giúp họ có thêm sức mạnh để tiếp tục đứng lên. Chỉ cần bạn không bỏ cuộc và không ngừng phấn đấu, bước tiếp trên con đường mình lựa chọn, chắc chắn sẽ có ngày bạn cán đích thành công”, Phương nhấn mạnh thêm.
 
Châm ngôn sống của Phương là “Bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không”. Hãy tự nghĩ xem, trong cuộc đời bạn, đã bao lần bạn trì hoãn dự định và ước mơ của mình và kết quả của nó ra sao? Hãy mạnh mẽ và quyết tâm hành động đừng để nỗi sợ hãi làm chùn bước. 

Tuesday, March 24, 2015

0 Sáng tạo để kiếm được nhiều tiền hơn

Những người sáng tạo thường kiếm được nhiều tiền hơn, làm được nhiều hơn và nói chung thường thành công hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bạn cũng có thể trở nên sáng tạo hơn bởi vi một trong những điều lý thú nhất về sự sáng tạo nằm ở chỗ đây là một phẩm chất có thể học được.
nghĩ khác



Phá vỡ một lề thói
Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu trở nên sáng tạo hơn là phá vỡ một lề thói nào đó. Khi chúng ta trở thành các tạo vật của những thói quen, chúng ta bỏ lỡ những ý tưởng mới, tính sáng tạo và cơ hội để tiến bộ.
Đã đến lúc cần Nghĩ khác và phá vỡ một vài thói quen thông thường nhất của bạn:
  • Hãy cho mình một đêm vui chơi tưng bừng vào tối thứ Hai.
  • Đi tới chỗ nào đó có khí hậu lạnh vào các kỳ nghỉ đông.
  • Rẽ phải và xem kết cục bạn đi tới đâu.
  • Nếu bạn vẫn thường xuyên đọc một tờ báo hàng ngày, hãy chuyển sang mua một tờ hoàn toàn khác.
  • Hãy ăn mặc bảnh bao hơn hoặc giản dị hơn.
  • Hãy thay đổi kiểu chữ, kích thước hay màu sắc chữ trong văn bản của bạn.
Khi phá vỡ lề thói, bạn cũng nên nâng cao mức độ ý thức của bản thân. Khi nhận ra điều gì đó khác lạ, thay vì nổi nóng thì hãy tự nhủ: “Điều này thú vị đây, làm sao mình có thể: tận dụng nó, thích ứng với nó, buộc nó phục vụ mình nhỉ,…”.
Phương pháp tự phân tích này khá khác biệt so với quy trình suy nghĩ thông thường của chúng ta, vốn thường để mặc cho các ý nghĩ tự do đến rồi đi và nhiều khả năng không tận dụng được tối đa từ chúng.
Hãy suy nghĩ như một đứa trẻ
Những đứa trẻ suy nghĩ rất khác biệt. Chúng học nhanh hơn, thử nghiệm nhiều ý tưởng và có được nhiều niềm vui hơn. Từ rất sớm, trẻ em đã được cổ vũ khám phá, chấp nhận rủi ro và thậm chí tìm kiếm thách thức.
Khi gặp vấn đề cần giải quyết, hãy xử trí nó giống như một đứa trẻ sẽ làm. Dưới đây là một vài ý tưởng:
  • Sờ tận tay: Trẻ em thích sờ mó lên các đồ vật. Còn người lớn cố gắng giải quyết 90% vấn đề họ gặp phải thông qua một lệnh tìm kiếm trên Google.
  • Biến vấn đề thành trò chơi: Bạn học hỏi được nhiều hơn khi bạn đang chơi - hơn rất nhiều. Bằng cách nào bạn có thể biến khó khăn cần giải quyết thành một trò chơi?
  • Thêm màu sắc: Bạn đã từng bao giờ nhìn thấy những màu sắc lộng lẫy đầy ma thuật tại một nhà trẻ chưa? Giờ hãy so sánh chúng với văn phòng của bạn. Màu sắc cải thiện mức độ hoạt động của các bộ phận tiếp nhận thông tin trong bộ não của bạn.
  • Vẽ: Hãy tìm cho mình một tờ giấy to, thật nhiều bút màu và bắt đầu vẽ. Hãy học cách lập sơ đồ cho dòng tư duy của bạn và suy nghĩ bằng những hình vẽ.
  • Hãy để công việc lại đó khi bạn cảm thấy chán ngấy: Trẻ nhỏ biết khi nào nên dừng lại. Đó chính là thời điểm hứng thú của chúng bắt đầu lụi tắt. Vậy là chúng tìm việc gì khác để làm, rồi sau đó quay trở lại thứ đang bỏ dở với hưng phấn đã phục hồi.
  • Hỏi những câu ngớ ngẩn: Người lớn trở nên lúng túng khi phải hỏi những câu ngớ ngẩn. Trẻ nhỏ lại trưởng thành nhờ chúng. Bạn có thể hỏi những câu ngớ ngẩn nào đây, hỏi ai và thường xuyên tới mức nào? Điều thật sự hay ho của việc suy nghĩ giống như một đứa trẻ nằm ở chỗ, là một người trưởng thành, bạn có thể (và cần phải) “bật” hay “tắt” nó theo nhu cầu.
  • Hãy thử làm thế này: lần sau khi gặp phải một vấn đề, bạn có thể suy nghĩ như một đứa trẻ trong 10 phút, tìm ra giải pháp, rồi sử dụng 50 phút tiếp theo thực hiện một phân tích chi phí toàn diện, lên dự kiến thời gian biểu và phân bổ nguồn lực.
Tự nhiên đã giải quyết nó thế nào?
Tôi đã dùng đến câu hỏi này hàng trăm lần. Nếu mối quan hệ của bạn không trôi chảy, liệu tự nhiên có xóa sổ nó đi không? Hay nó sẽ tiến hóa? Bạn có thể tìm thấy thức ăn ở đâu nếu một nguồn lương thực thông dụng cạn kiệt?
Tự nhiên chính là thế lực thiên tài nhất, giàu nguồn lực và có khả năng thích nghi tốt nhất con người từng biết đến. Bằng cách đặt ra câu hỏi tự nhiên sẽ giải quyết một vấn đề nào đó như thế nào, bạn sẽ mở ra một kho tàng đầy ắp những suy nghĩ sáng tạo.
Nếu bạn không phải là người ưa chuộng những giải pháp mang tính tự nhiên của tạo hóa, rất có thể bạn cần ép buộc mình có chút sáng tạo theo Nghĩ khác:
  • Đổi cách gọi tên: Liệu nó vẫn còn như cũ không? Thông qua việc đổi tên của một sự vật nào đó, chúng ta cũng thay đổi luôn cách chúng ta cảm nhận về nó. Khi bạn nghĩ tới từ “tách”, một vài hình ảnh hiện lên trong tâm trí. Giờ hãy nghĩ: ly, cốc, chén, vại. Chuyện gì sẽ xảy ra?
  • Hãy đảo nó lại: Ai bảo rằng nó cần phải như thế này? Với việc tiến hành theo quy trình cũ, chúng ta sẽ thường chỉ thu được những kết quả giống như trước. Cách nghĩ mới = Kết quả mới. Bằng cách đảo lộn thứ tự, con số và các quy trình, chắc chắn bạn sẽ thu được những kết quả mới. Hãy bắt đầu từ điểm kết thúc, rồi từ đó di chuyển tới điểm bắt đầu.
  • Thực hiện một phép ẩn dụ: Khả năng thuyết phục người khác về một nguyên tắc hay ý tưởng là một kỹ năng quan trọng. Thay vì đi vào quá nhiều chi tiết, hãy liên kết ý tưởng của bạn với một điều “đã biết” và tạo ra một phép ẩn dụ. Các phép ẩn dụ sẽ sinh ra các phép ẩn dụ mới, làm các ý tưởng trở nên sống động.
Để giải thích cách công ty sắp thay đổi trong những tháng tới, Stephen mang một bộ ghép hình cỡ lớn tới hội nghị hàng năm của công ty mình. Khi ông bước lên diễn đàn với bộ ghép hình trên tay và không có bài thuyết trình chuẩn bị sẵn trên Power Point nào trợ giúp, ông bắt đầu giải thích ba tháng tiếp theo sẽ giống như việc lắp ghép một bức tranh ghép hình. Họ sẽ phải bắt đầu bằng việc tìm ra bốn góc, được ông liên hệ tới bốn giá trị của công ty.
Tiếp theo, ông giải thích tầm quan trọng của việc hoàn thiện các đường rìa. Ông liên hệ việc này tới quá trình quản lý công ty. Vừa ghép các mảnh còn lại vào với nhau, ông vừa đề cập tới việc loại bỏ lối “suy nghĩ biệt lập” và quảng bá cho ý tưởng tất cả cùng phối hợp làm việc, giải thích rằng ông đánh giá cao sự khác biệt của mỗi người, nhưng từng người có một vị trí trong tổ chức.
Cuối cùng, ông chia sẻ tầm nhìn. Đây chính là điều tất cả họ đang nỗ lực làm việc để hướng tới và khi ông lật nắp chiếc hộp lên, ở trên đó đã có ghi rõ tầm nhìn của công ty.
Việc ông sử dụng những mảnh ghép của bộ ghép hình khổng lồ làm hình ảnh ẩn dụ thực sự sáng tạo và dễ nhớ, nhưng quan trọng hơn cả là trong suốt ngày hôm đó, mọi diễn giả tiếp theo lên thuyết trình đều liên hệ tới những mảnh ghép hình, phép ẩn dụ này tiếp tục tác động lên tất cả mọi người có mặt trong phòng. Giờ nó đã trở thành một siêu ẩn dụ!
Bạn đã cảm thấy sáng tạo hơn chưa?
Trích “Nghĩ khác” - Michael Heppell

0 Nghĩ khác để đầu tư thành công

Đầu tư có vẻ rất đáng sợ và nhiều người lo rằng rủi ro quá lớn. Họ xây dựng một hệ thống niềm tin rằng họ không nên bắt đầu cho tới khi có được nhiều hơn: kiến thức, tiền mặt, cho tới khi thị trường trở nên thuận lợi,… Thực tế, đầu tư không nhất thiết phải là một hoạt động chứa đựng rủi ro quá lớn. Và điều quan trọng nằm ở chỗ bạn cần bắt đầu ngay thay vì đợi cho tới khi có "đủ".
nghĩ khác, đầu tư

Sự thật 1: Nhớ thật kỹ, trở thành một nhà đầu tư lớn không liên quan gì đến mức độ thu nhập, nó bắt đầu bằng thái độ nhìn nhận của bạn với đồng tiền.
Sự thật 2: Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư tài chính, hãy học hỏi từ những người vẫn luôn là các nhà đầu tư. Điều đầu tiên bạn sẽ nhận ra là họ luôn tìm được một cách thức để đầu tư, cho dù chỉ là một khoản tiền nhỏ - đầu tư tiền bạc trước hết là một cách nghĩ.
Sự thật 3: Hãy cảm thấy thoải mái với mức độ rủi ro của bạn. Như một quy tắc đầu tay, hãy suy nghĩ như thế này: nếu món đầu tư quả thực “an toàn như ngồi ở nhà”, bạn sẽ cảm thấy rất an tâm, nhưng nó sẽ chẳng đem lại cho bạn mấy tiền.
Sự thật 4: Hãy nhớ, tiền là một dòng chảy - nó chảy vào và chảy ra. Và sẽ luôn như thế.
Sự thật 5: Sẽ luôn có ai đó kiếm được nhiều hơn bạn từ các khoản đầu tư của họ, ai đó nhìn nhận ra một xu hướng trước bạn và ai đó có thể đầu tư nhiều hơn bạn. Tốt cho họ thôi.
Sự thật 6: Luôn có những ngoại lệ với các quy tắc từ một đến năm.
Phần lớn mọi người có thể dành dụm nhưng chỉ một số ít lựa chọn đầu tư vì một hay tất cả các lý do dưới đây:
  • Không biết đầu tư bằng cách nào
  • Sợ thất bại
  • Tin rằng mình không đủ tiền để đầu tư
Sợ thất bại
Đầu tư có vẻ rất đáng sợ và nhiều người lo rằng rủi ro quá lớn. Và họ xây dựng một hệ thống niềm tin rằng họ không nên bắt đầu cho tới khi có được nhiều hơn: kiến thức, tiền mặt, cho tới khi thị trường trở nên thuận lợi,… Thực tế, đầu tư không nhất thiết phải là một hoạt động chứa đựng rủi ro quá lớn.
Dưới đây là một ý tưởng để bạn khởi đầu và giúp bạn vượt qua nỗi sợ đó.
Hãy tưởng tượng bạn có ba chiếc thùng phuy đang được xếp chồng lên nhau. Chiếc thùng nằm trên cùng là chiếc thùng bạn dễ tiếp cận nhất, nó được sử dụng cho chi phí của cuộc sống hàng ngày. Chiếc thùng thứ hai được dành cho các hoạt động đầu tư an toàn. Và chiếc thứ ba (dưới cùng) là những hoạt động đầu tư có rủi ro cao nhất.
Việc của bạn là đổ đầy tiền vào những chiếc thùng này từ trên xuống dưới. Trong chiếc thùng nằm trên cùng, bạn cần có đủ tiền tích trữ để trang trải cho những khoản chi tiêu trong ba tháng. Đây là phần tiền để dành cơ bản, thực sự là thế.
Một khi đã đổ đầy lượng cần thiết vào chiếc thùng đầu tiên đó, bất cứ lượng tiền thừa ra nào sẽ bắt đầu đổ vào chiếc thùng thứ hai. Chiếc thùng thứ hai này cần được thiết kế để chứa một lượng tiền tương đương với 6 đến 12 tháng lương. Khoản tiền này có thể được đưa vào những kênh đầu tư an toàn hơn như các công ty lớn với kết quả tăng trưởng bền vững tuyệt hảo, vào bất động sản và các chương trình đầu tư hợp pháp.
Cuối cùng, chiếc thùng thứ ba của bạn sẽ bắt đầu được làm đầy với dòng tiền dư thừa được tạo ra từ thành công của chiếc thùng thứ hai. Bạn có thể sử dụng lượng tiền này để đầu tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi của chiếc thùng thứ hai, hoặc bạn có thể nắm bắt một số cơ hội đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn. Và đây là khoảnh khắc hấp dẫn nhất - bạn được thoải mái sử dụng những gì được tạo ra từ chiếc thùng thứ ba!
Có thể, bạn sẽ mất nhiều năm để làm đầy cả ba chiếc thùng, nhưng điều quan trọng nhất là bắt tay vào khởi đầu. Nếu không làm điều đó ngay bây giờ, sau này bạn sẽ thấy phẫn nộ với chính bản thân.
Đầu tư, lại đầu tư
Khi các khoản đầu tư của bạn bắt đầu đem lại hiệu quả, vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ tái đầu tư các khoản lợi tức. Việc lấy lợi tức ra để chi tiêu quả thực sẽ rất cám dỗ. Bạn sẽ tự nhủ những câu đại loại như “Chẳng phải mình đã làm tốt rồi sao. Mình xứng đáng được thế”. Sẽ rất khó, nhưng tất cả các nhà đầu tư lớn đều sử dụng cùng một công thức tái đầu tư các lợi nhuận thu được để tạo ra các hệ thống đầu tư thành công lớn.
Dưới đây là lý do: chỉ hai từ huyền diệu - lãi kép.
Bạn có biết nếu ngay lúc này bạn đầu tư 1.000 đô la với mức lợi tức 8%, bạn sẽ có 46.902 đô la sau 50 năm không?
Tuy nhiên, sẽ thế nào nếu bạn có thể nghĩ khác và trở thành một nhà đầu tư xuất chúng? Sẽ thế nào nếu bạn đầu tư 5.000 đô la trong 30 năm với mức sinh lợi 20%? Đơn giản bạn sẽ tạo ra 1 triệu!
Càng trẻ bạn càng có nhiều thời gian. Bạn có thể cho phép mình phạm một vài sai lầm nhưng cùng với thời gian bạn sẽ thu được nhiều hơn.
Bao nhiêu là đủ?
Nếu rất nhiều người tin rằng họ cần nhiều tiền hơn trước khi có thể bắt đầu đầu tư, vậy bao nhiêu là đủ - 100 đô la, 1.000 đô la hay 10.000 đô la? Tôi thực sự tin rằng bạn có thể bắt đầu học cách đầu tư chỉ với 200 đô la.
Thực ra, điều quan trọng nằm ở chỗ cần bắt đầu ngay thay vì đợi cho tới khi bạn có “đủ”. Và khi thực sự có đủ bạn sẽ không muốn phải chịu nguy cơ mất sạch tiền vốn của mình vì thực hiện những vụ đầu tư sai lầm, điều sẽ xảy ra nếu bạn không có kinh nghiệm.
Trích “Nghĩ khác” - Michael Heppell

0 7 Nguyên tắc đầu từ cơ bản

Bạn có biết những người giàu có nhất trên thế giới đều có điểm chung gì không? Đó chính là họ nắm được quy luật của tiền bạc và đầu tư một cách khôn ngoan. 7 nguyên tắc đầu tư cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn nắm được bí mật của sự giàu có.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
 
Nguyên tắc thứ nhất: phải phân biệt rõ tiền do làm việc mà có thuộc loại hình thu nhập nào
 
Thu nhập của bạn chủ yếu đến từ cái gì? Thuộc loại hình thu nhập nào? Chúng ta hãy xem thử phân phối thu nhập nhé.
 
Thu nhập tiền lương:
 
Thu nhập do làm việc đem lại hoặc do chi ra một loại lao động nào đó mà có được gọi là “thu nhập tiền công”, và phổ thông nhất của nó là tiền lương, đây cũng là thu nhập phải nạp thuế cao nhất. Lúc bạn nói với con bạn rằng: “tìm một công việc tốt là đủ”, cũng giống như góp ý cho nó làm việc vì tiền mà rơi vào bờ vujec cạm bẫy của nguy cơ nợ nần.
 
Thu nhập chứng khoán có giá:
 
Thu nhập từ cổ phiếu, trái khoán, tổng cộng quỹ có được trong phiếu khoán, tài sản , gọi chung là “thu nhập chứng khoán”. Nó là loại phương thức thu nhập đầu tư được hoan nghênh nhất. Vì thế phiếu khoán tài sản dễ dàng quản lý và bảo tồn hơn so với các tài sản khác.
 
Thu nhập bị động:
 
Thu nhập có được từ trong bất động sản, gọi là “thu nhập bị động”. Nguồn thu nhập bị động bao gồm: phí chuyển quyền sở hữu hoặc phí xin phép sử dụng. Nhưng khoảng 80% trở xuống thu nhập bị động đến từ bất động sản. Thu nhập bất động sản có thể thu được rất nhiều hoa hồng.
 
Người chỉ dựa vào thu nhập tiền lương, cho dù anh ta cần mẫn, ưu tú, cũng đừng mong trở thành người giàu có. Nếu muốn trở thành người giàu, thì phải “nghĩ phương tìm kế” đồng thời có được “thu nhập chứng khoán” và “thu nhập bị động”.
 
Bạn nghĩ nhiều về loại thu nhập nào không? Có phải thu nhập tiền lương không? Hay là phải kiếm đủ 3 loại tiền thu nhập ùn ùn kéo vào túi bạn?
 
Nguyên tắc thứ 2: phải tận dụng khả năng đem thu nhập lương, biến thành thu nhập chứng khoán hoặc thu nhập bị động một cách hữu hiệu.
 
Thu nhập có được = thu nhập bị động+ thu nhập đầu tư
 
Công thức này chỉ ra một cách rất hình tượng nguyên tắc cơ bản thứ 2 của đầu tư, tức là phải đem tiền kiếm được biến thành thu nhập bị động và thụ động đầu tư. Nhưng có lẽ bạn sẽ lo lắng: “nếu tôi không có tiền, làm sao mới có thể kiếm được tiền” ngộ nhỡ hụt tiền, tôi phải làm thế nào đây?”. Dù vấn đề này rất thực tế, nhưng những cách nghĩ tiêu cực đó rất đáng sợ. Đầu tư giống như cuộc sống, không thể tránh khỏi những hiểm nghèo rủi ro. Rất nhiều người chính vì những tâm lý tiêu cực và lo sợ rủi ro, kết quả là bỏ lỡ không ít cơ hội tốt.
 
Nguyên tắc thứ 3: Thông qua mua chứng khoán, đồng thời thu nhập tiền lương chuyển thành thu nhập bị động hoặc thu nhập chứng khoán
 
Chứng khoán nhất định là tài sản không? Không hẳn như vậy. Tài sản là thứ hướng thu nhập tiền vào túi bạn. Khoản nợ thì khiến bạn chi tiền ra, làm cho con số ở cột chi ra không ngừng thay đổi.
 
Thu nhập
 
Chi ra
 
Tài sản Khoản nợ
 
Người đầu tư thường nghe mọi người gọi chứn khoán là tài sản, hiểu lầm chính là như vậy. Người đầu tư bình thường trong lúc đầu tư rất sợ rủi ro, bởi vì họ biết, đầu tư chính là mua vào chứng khoán, mua vào chứng khoán cũng có thể dẫn đến lỗ vốn.
 
Cho nên, nếu chứng khoán kiếm tiền được, thì sẽ giống biểu thị của sơ đồ trên, chữ số trong một cột thu nhập trong bảng báo cáo tài chính sẽ rất lớn, chứng khoán lúc này sẽ thành tài sản. Nhưng nếu như lỗ vốn chữ số ở cột chi ra của bẳng báo cáo tài chính sẽ lớn, lúc đó chứng khoán chính là khoản nợ. Trên thực tế, cùng một chứng khoán có thể giữa tài sản và khoản nợ chuyển hóa lẫn nhau.
 
Nguyên tắc thứ 4: bản thân người đầu tư mới là tài sản hoặc món nợ thật sự.
 
Mọi người thường ca thán đầu tư có rủi ro. Trên thực tế, rủi ro là tùy thuộc ở người đầu tư, quy tới cùng, bản thân người đầu tư là tài sản hoặc món nợ. Có rất nhiều người đầu tư, khi người khác kiếm tiền, thì họ lại mất tiền. Ví dụ như có người mua một phần bất động sản, họ dùng nó kiếm được rất nhiều tiền, nhưng sau đó vài năm, phần bất động sản này vẫn bị lỗ vốn. Vì thế khi bạn nghe nói đến đầu tư, mà không phải hạng mục đầu tư.
 
Trên thực tế “cao thủ đầu tư” quan tâm đặc biệt tới “nhất cử, nhất động” của người đầu tư có rủi ro. Bởi vì họ có khả năng tìm mua được những hạng mục đầu tư thích hợp ở trong tay người đầu tư gặp hiểm nghèo.
 
Nhưng người đầu tư tuyệt đối không mua những thứ người khác không cần đến. Giả dụ, người đầu tư coi mình là một công nhân sửa chữa, nhất định phải xem “đầu tư là những cái xác” đồ vật có thể sửa chữa được không? Sửa chữa rồi có người dùng không, và người khác cũng nhìn thấy cái “còn tốt” của những đồ vật bỏ đi ấy, được như vậy mới là hạng mục đầu tư tốt. Nếu đồ bỏ không còn tốt hoặc sửa lại những không có người cần nó, thì cần vứt bỏ ngay.
 
Nguyên tắc thứ 5: người đầu tư giỏi luôn đề phòng bất trắc, người không đầu tư chỉ phán đoán tương lai xảy ra chuyện gì
 
Đa số người đầu tư tài giỏi đều nhanh chóng giải quyết tùy theo hạng mục đầu tư. Họ thường chớp thời cơ, thời gian thỏa thuận đạt được chỉ trong nháy mắt. Nhưng cơ hội phải chờ đợi vài năm, ví dụ như giao dịch bất động sản.
 
Cho dù cơ hội đến lúc nào, nhưng nếu bạn không tích lũy tốt về tri thức, kinh nghiệm, đầy đủ tiền mặt, thì chỉ có thể nhìn cơ hội trôi qua.
 
Trong tư tưởng có rất nhiều người, thế giới này là nghèo nàn thiếu thốn, chứ không phải phong phú đầy đủ, họ thường vì lỡ mất cơ hội tốt mà đấm ngực dậm chân, bởi vì họ coi đó là cơ hội duy nhất. Trên thực tế, cơ hội thương lượng, cơ hội buôn bán rất nhiều, bạn phải tin tưởng tuyệt đối, bởi bạn nên biết rằng, bạn có thể đạt được giao dịch do người khác từ bỏ, và làm cho nó trở thành việc buôn bán tốt. Nếu bạn chuẩn bị tốt mọi mặt, cơ hội sẽ xuất hiện từng khắc, từng ngày trong cuộc đời bạn.
 
Nguyên tắc thứ 6: tìm được mặt hàng mua bán, tính toán tiền thế nào?
 
Nếu chuẩn bị tốt là bạn đã học được phương thức đầu tư. Khi có kinh nghiệm đầu tư và tìm được cách mua bán tốt, lúc này tiền tự tìm đến nhà.
 
Mua bán tốt hoàn toàn dẫn phát tham vọng của mọi người. Loại tham vọng này là đặc trưng tâm lý của tất cả mọi người. Vì thế khi mọi người phát hiện một mặt hàng mua bán tốt, muốn xoay sở tiền quả không dễ dàng.
 
Có thể bạn sẽ đặt nghi vấn, vì bạn nhìn thấy rất rõ, tình trạng buôn bán tốt cũng không xoay được tiền. Nói cách khác: không phải bản thân buôn bán không tính toán được tiền, mà do người điều hành không thích hợp gây ra. Giống như tài xế tầm thường điều khiển xe hạng siêu cấp để đua. Cho dù xe tốt đến mấy, nhưng kỹ thuật người điều khiển xe tồi, sẽ không ai đặt tiền cược lên xe anh ta. Khi đề cập đến bất động sản, mọi người cho rằng, mấu chốt thành công là ở chỗ vị trí địa lý. 
 
Nhijem vụ cơ bản nhất của người đầu tư là bảo đảm chắc chắn tiền của họ an toàn, đáng tin cậy, bước thứ hai mới là dùng toàn lực để tiền biến thành vòng xoay tiền mặt hoặc thu lãi từ vốn, lúc đó bạn mới phải chú ý: bản thân bạn, có thể định đem chứng khoán chuyển thành tài sản được không, hay là đem nó chuyển thành món nợ.
 
Bản thân đầu tư sẽ không tồn tại an toàn hay rủi ro, mà ban thân người đầu tư mới có tính an toàn hoặc rủi ro.
 
Nguyên tắc thứ 7: năng lực đánh giá rủi ro và thu lợi
 
Thế nào là năng lực đánh giá rủi ro và báo đáp? 
 
Tin tưởng bạn sẽ lựa chọn đầu tư, bởi vì cũng giống như rủi ro, lợi nhuận có thể nhiều hơn, nhưng bạn cũng chú ý đây vẫn là một hạng mục đầu tư có sự rủi ro cao.
 
Trích: 1001 cách làm giàu

Friday, March 20, 2015

0 4 niềm tin chiến thắng đưa bạn tới thành công

hông có gì quan trọng hơn các niềm tin của bạn. Những gì bạn tin tưởng sau cùng sẽ quyết định những việc bạn làm hoặc không làm. Dưới đây là danh sách những niềm tin chiến thắng giúp bạn kiểm tra xem liệu mình có đang đi đúng hướng hay không:
niềm tin chiến thắng



Tất cả chúng ta đều có lúc rơi xuống điểm thấp nhất trong cuộc sống, khiến chúng ta nghi ngờ mục đích của mình, thử thách quyết tâm của chúng ta xem chúng ta có thể chịu đựng được bao lâu và đặt dấu hỏi với sức mạnh của các mối quan hệ. Những lúc khó khăn đòi hỏi sự tự phân tích nhằm giúp khai quật những hiểu biết cá nhân mới để thể quyết định xem chúng ta có sẵn lòng tiếp tục bước tiếp hay không.
Sau cùng thì như James Allen đã nói “hoàn cảnh không tạo nên một con người, mà chúng làm hé lộ anh ta là ai”.
Không có gì quan trọng hơn các niềm tin của bạn. Những gì bạn tin tưởng sau cùng sẽ quyết định những việc bạn làm hoặc không làm. Dưới đây là danh sách những niềm tin chiến thắng giúp bạn kiểm tra xem liệu mình có đang đi đúng hướng hay không:
1. Không có gì tốt đẹp lại đến một cách dễ dàng  
Thành công đòi hỏi thời gian. Hãy xem Abraham Lincoln, người học chưa tới một năm giáo dục chính thức, đã tranh cử 8 lần, thất bại kinh doanh 2 lần. Thất bại chỉ quyết định điểm dừng của bạn. May mắn thay, Honest Abe vẫn tiếp tục cố gắng.
Điều bạn cần rút ra là mọi “thất bại” đều là cơ hội để học hỏi, làm lại và cải thiện trong lần tiếp theo.
2. Quan điểm đóng vai trò quan trọng
Cách bạn nhìn nhận một vấn đề mới chính là vấn đề. Định hướng đối với cách chúng ta nhìn nhận thế giới được quyết định bởi văn hóa, cách nuôi dạy, các giá trị và trải nghiệm. Ví dụ bạn có thể xem sự khác biệt trong quan điểm khi đậu xe hơi.
Có những người may mắn luôn tìm được những chỗ đậu xe thuận tiện nhất thuộc hàng VIP, những chỗ gần trung tâm mua sắm nhất trong khi những người khác chỉ có thể tìm được những chỗ còn lại, những chỗ khuất xa.
Có hai cách để nhìn nhận tình huống này. Thứ nhất là dưới góc độ quan điểm về sự thuận tiện. Nghĩa là bạn càng gần đích đến thì bạn sẽ càng tới đó nhanh hơn. Thứ hai là dưới góc độ quan điểm về sức khỏe, theo đó bạn càng đỗ xe ở xa trung tâm thương mại, bạn càng có nhiều cơ hội đi bộ và tập luyện.
Hãy thành thật đi nào. Bước thêm từ 40-50 bước không thể nào giết chết bạn so với 20 giây bạn tiết kiệm được khi đỗ xe ở khu vực VIP.
3. Ngày dễ dàng duy nhất là ngày hôm qua
Đây là câu khẩu hiệu của hải quân Hoa Kỳ, theo đó ngày hôm qua dễ dàng vì nó đã qua, nhưng bạn vẫn có ngày hôm nay và ngày mai để cố gắng. Quá khứ không bao giờ quyết định được tương lai, nhưng giây phút hiện tại thì có.
Thêm nữa, việc đánh đồng các kết quả của quá khứ với kết quả của tương lai lại phụ thuộc vào những thành kiến sẵn có trong đầu bạn.
4. Không có chỗ cho “tôi”
Khuynh hướng cá nhân đối với việc phục vụ chưa bao giờ sai. Đặt tổ chức, đội nhóm và những người khác trước bạn không phải dấu hiệu của sự phục tùng mà là thế mạnh cá nhân. Khi bạn đóng góp vào sự tốt đẹp hơn của một mục đích khác, bạn cũng truyền đi thông điệp rằng bạn hiểu bức tranh lớn và mọi người có thể trông đợi bạn là người hoàn thành mọi việc.
Dẫn dắt từ xa cho phép không chỉ bạn và mà cả những người khác phát triển vì bạn học và phát triển khi góp phần vào sự tiến bộ của họ.
Các niềm tin của mọi người đối với thành công có sự khác nhau. Sau cùng thì, các niềm tin giúp mục tiêu của bạn đi xa hơn là vô tận và vì vậy sẽ đem lại giá trị vô tận. Bạn tin vào điều gì?

(Dịch từ Entrepreneur)

Friday, March 6, 2015

0 7 thói quen của người biết căn cơ

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với kiểu sống chỉ trông chờ vào lương tháng, mệt mỏi với việc thường xuyên bị cắt điện thoại hay phải kiếm cớ tránh né dùng bữa tối cùng bạn bè những lúc tiền nong cạn sạch trước khi hết tháng, vậy thì bạn có thể vận dụng 7 thói quen của những người biết căn cơ.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
1. Luôn chủ động
Thói quen đầu tiên của những người biết căn cơ là lãnh trách nhiệm với cuộc đời chính mình; nếu họ vấp ngã, họ không oán trách bất cứ ai ngoài bản thân. Bất kể bạn được nuôi nấng hay được đối xử ra sao ở nhà trường, bạn đều có thể lựa chọn cách cư xử ngay lúc này. Chủ động có nghĩa là hiểu rõ chính bạn nắm quyền kiểm soát những tương tác hàng ngày của bạn. Trong khi đó, những người hay phản ứng thường bị tác động bởi ngoại cảnh và hay viện đến các yếu tố bên ngoài để đổ lỗi cho hành vi của họ, ví dụ, nếu trờ đẹp thì tâm trạng họ tốt, còn thời tiết ẩm ương sẽ ảnh hưởng ngay đến thái độ của họ, và thế là thời tiết sẽ bị đổ lỗi đã gây ra tâm trạng xấu.
- Nắm lấy bước đầu tiên
Bạn không thể nào giành quyền kiểm soát tình hình tài chính của mình cho đến khi nào bạn quyết tâm làm vậy, bởi vì càng tránh né tình thể của mình bao nhiêu, nó lại càng tệ đi bấy nhiêu. Thay vào đó, hãy cố gắng xem xét kỹ càng thấu đáo tình hình tài chính và ngân quỹ, những món nợ, khoản thu nhập và các chi phí và hiểu rõ tiền bạc của mình đi đâu về đâu, và bạn có thể quy hoạch tốt hơn thế nào.
- Nói với mọi người
 Sử dụng ngôn ngữ chủ động tuyên bố thành lời mục tiêu của bạn trong việc trở nên căn cơ và có trách nhiệm về tài chính hơn, không chỉ giúp bạn kết chặt với mục tiêu của mình, mà còn giúp bạn tránh được áp lực ganh đua, có thể gây trở ngại cho việc sắp đặt chi tiêu và căn cơ. Nếu bạn giải thích cho bạn bè và gia đình biết bạn đang cố gắng sống theo lối sống căn cơ hơn ra sao, mọi người sẽ bớt thúc ép bạn phải uống thêm chầu bia hay dùng bữa bên ngoài nữa.
- Lắng nghe 
Hãy lắng nghe chính mình và lắng nghe những lý do bạn đưa ra mỗi lần bạn quyết một khoản mua sắm ngoài dự toán hay dứt khoát không đưa những khoản dư dật vào chương mục tiết kiệm. Hãy dành nhiều thời gian hơn để dừng lại và lắng nghe lý do bạn tự giải thích với mình chuyện tiêu nhiều hơn kiếm. Làm như thế, bạn sẽ có cơ hội để nghe xem đa phần những cái cớ này lỏng lẻo đến thế nào, và rồi bạn sẽ được ngăn khỏi mua sắm những khoản có thể cản trở mục tiêu chi tiêu hiệu quả của mình. 
2. Bắt đầu với cái đích hình dung trong đầu
Nếu bạn không mường tượng những gì bạn mong muốn ở cuộc đời, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị người khác và các điều kiện ngoại cảnh tác động lên đời mình, vì bạn đâu có tự gây ảnh hưởng lên nó được. Thay vào đó, hãy bắt đầu mỗi ngày và mỗi nhiệm vụ với một tưởng tượng rõ ràng về nơi bạn muốn đạt tiws và bạn sẽ đi tới đó như thế nào, rồi biến tưởng tượng ấy thành hiện thực bằng những kỹ năng chủ động ở thói quen thứ nhất.
- Xác định mục tiêu của bạn
Có rất nhiều cách để sống theo lối chi tiêu tiết kiệm và bạn cần phải quyết xem bạn muốn căn cơ đến mức độ nào. Bạn muốn không vướng bận nợ nần, bạn muốn xây dựng một tài khoản tiết kiệm với số dư nào đó hay bạn muốn chri phải sống dự vào một nguồn thu trong gia đình gồm 2 nguồn thu nhập.
- Quyết xem bạn đã đạt mục tiêu bằng cách nào
Điều này một lần nữa lại phục thuộc vào ngân quỹ của bạn, nhưng bạn cũng cần phải để ý đến những chướng ngại vật đang chực sẵn ngáng đường. Hãy đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn là KHÔN NGOAN.
3. Đưa những việc cần nhất làm đầu
Biết rõ tại sao bạn lại làm việc gì đó chính là một động lực mạnh mẽ giúp bạn đạt tới sáng tạo trong trí não và chuyển đổi nó thành kết quả sáng tạo thực tế cho mục tiêu của bạn. Vậy nên, hãy tự hỏi xem đâu là những thứ bạn cảm thấy giá trị và quý báu nhất với mình. Khi bạn đưa ra những thứ này lên vị trí hàng đầu, bạn sẽ tổ chưc và quản lý thời gian xung quanh những ưu tiên cá nhaanm để biến chúng thành hiện thực.
- Nhận thức các tác động từ tình hình tài chính của bạn
Có thể bạn vẫn chưa dành một khoảng thời gian thích hợp để quản lý tình hình tài chính và thực hành các nguyên tắc chi tiêu, vì bạn cảm thấy như thể lúc nào cũng có nhiều việc quan trọng hơn thế, bất kể là làm việc, đưa lũ trẻ đi tập bóng hay sửa doạn bữa tối cùng mấy cô con gái. Vậy nhưng, nếu tình hình tài chính của bạn vẫn dưới tầm kiểm soát và thường xuyên thâm hụy thì sẽ gây tác động tiêu cực.
- Chỉ cần từ chối
Rất dễ để tiêu xài vượt quá những khoản đã quy định hằng thắng khi bạn cứ mải lo chuyện bỏ lỡ một bữa tối bên bạn bè, hay cảm thấy mình phải bố trí một buổi tiệc sinh nhật cho cậu quý tử cùng năm chục bạn bè thân thích hay bạn không thể nào mặc lại bộ đồ bạn đã diện ở buổi hộ thảo từ năm ngoái.
4. Nghĩ theo lối “mọi người cùng thắng”
Đa số chúng ta đều được dạy phải xây dựng giá trị bản thân dựa trên tương quan so sánh với những người khác và cạnh tranh với các bạn đồng trang lưa. Ta nghĩ rằng ta chỉ thành công khi ai đó thất bại, và nếu anh thắng, thì nghĩa là tôi thu. Ta còn được dạy rằng cái bánh chung là có hạn, và nếu anh có được một miếng to hơn thì tôi sẽ bị hụt phần. Khi bạn suy nghĩ theo cách này, bạn luôn cảm thấy mình đã bỏ lỡ thứ gì đó và không có gì trên đời là công bằng cả. Kết quả là, rất nhiều người trong chúng ta giở thủ đoạn và giật miếng bánh trước khi ai đó kịp đoạt mất của ta.
- Nhận thức rằng không phải lúc nào bạn cũng tường tận mọi sự
Khi bạn hướng vào việc thực thi các nguyên tắc chi tiêu thông minh và gắn chặt vào một mức ngân sách, có thể bạn sẽ thường thấy bản thân mình băn khoăn “thế này không công bằng”. Thật không công bằng khi mà người khác được đi ăn tối ở ngoài và họ ăn chơi, du hý thường xuyên. Hãy dành thời gian nhận ra rằng bạn chỉ đang nhìn thấy một phần nhỏ trong đời sống tài chính của những bạn bè và các gia đình dường như có tất cả trên đời.
- Hiểu sự khác biệt giữa sở hữu và giá trị thuần
Đành rằng bạn bè và người thân của bạn đang có một lối sống viên mãn hơn vì nhà họ lớn hơn hay xe họ mới hơn thì bạn cần phả cân nhắc một điều, rằng đó có thể chỉ là mặt tiền che đậy cả núi nợ chất chồng phía sau.
5. Giao tiếp
Giao tiếp thường là mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu, và đa số mọi người lắng nghe với mục đích đáp lại những gì bạn đang nói hơn là thấu hiểu những gì bạn vừa nói. Tuy thế, muốn giao tiếp hiệu quả. Vì nếu bạn giao tiếp chỉ vì mục đích duy nhất là được thấu hiểu, bạn sẽ nhận ra rằng mình mặc kệ những gì người khác nói và bỏ qua hoàn toàn mọi ý tứ của họ.
- Bạn không chỉ có một mình trên đời
Khả năng cao là bạn đã kết hôn, đang có một mối quan hệ tình cảm, đã có con  hoặc tất cả những khả năng kể tren. Kết quả là, bạn không phải người duy nhất chịu ảnh hưởng từ quyết đinh sống theo lối căn cơ. Để thực hiện được kế hoạch chi tiêu thông minh bạn cần phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu các mục tiêu và cách hành xử của những người khác trong cuộc đời bạn.
- Thấu hiểu mục tiêu và nhu cầu của người khác
Đương nhiên giải thích mong muốn của bạn về lối sống căn cơ là rất quan trọng, nhưng thấu hiểu mục tiêu và nhu cầu của gia đình mình cũng quan trọng không kém, nhờ vậy bạn có thể tìm ra một cách để căn cơ, chi tiêu thông minh hơn.
6. Hiệp lực
Tương tác và làm việc theo nhóm là một vài trong số các cách giúp bạn học kỹ năng mới và những hành vi hiệu quả hơn. Hiệp lực chính là thói quen của các mối cộng tác sáng tạo, trong đó bạn làm việc thành nhóm để tìm kiếm những giải pháp mới cho các vấn đề đang tồn tại. Hiệp lực không phải thứ gì đó xảy ra tức thì, mà là một quá trình, trong đó bạn cần tận dụng toàn bộ kinh nghiệm cá nhân và sự tinh thông của mình nhằm hiện thực hóa những kết quả hữu ích, nhiều hơn so với những kết quả bạn đạt được ở mức độ cá nhân- tổng sẽ lớn hơn nhiều so với phép cộng từng thành phần rời rạc.
- Kiếm tìm những cách thức mới
Trong một xã hội vốn đã quá thành thạo chủ nghĩa tiêu dùng, có lẽ bạn nhận ra rằng bạn cần phải tìm những cách mới để làm gần như tất cả mọi việc, mới hòng sống căn cơ nổi. Ngày nào cũng mua bữa trưa quá dễ, nhưng sẽ căn cơ hơn nếu mang hộp cơm làm sẵn. Sắm thêm một chiếc váy ngắn may sẵn quá dễ, nhưng tự may đo lấy lấy lại căn cơ hơn.
- Quây xung quanh mình những con người căn cơ
Muốn thành công, hãy tự quây xung quanh mình những con người là hình mẫu bạn muốn trở thành. Bất kể bạn tham gia các diễn đàn trự tuyến trên những trang wb về lối sống căn cơ hay kết quan hệ bạn bạn bè với nữ chủ nhân một cửa tiệm địa phương, bạn đều có thể chia sẻ các ý tưởng và học hỏi lẫn nhau để đạt tới thành công.
7. Mài cưa cho sắc
Bạn chình là tài sản lớn nhất bạn đang có được trên hành trình đạt tới lối sống mà bạn mong muốn, và vì thế, bạn cần phải chăm sóc tới chỉnh bản thân mình, cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần. Khi bạn dành thời giam để tự làm mới bản thân trong cả 4 lĩnh vực của cuộc đời mình, bạn đang tạo nên sự trưởng thành và thay đổi- những yếu tố cho phép bạn tiếp tục với 6 thói quen bạn đã nắm chắc nhưng vẫn cần duy trì để đạt tới thành công.
- Về thể chất. Ăn uống ngon miệng hơn, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, và lấy ví dụ, bạn xắn tay tự trồng rau xanh, bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền ở siêu thị, đồng thời sẽ ăn uống lành mạnh hơn.
- Về tình cảm. Tương tác xã hội với những người khác cho phép bạn tạo dựng những mối liên hệ ý nghĩa, ví dụ một cuộc trò chuyện với người phụ nữ mới quen ở cửa hàng từ thiện, hay thậm chí là hẹn hẳn một buổi uống cà phê, hoặc một chầu hàn huyên cùng mẹ bạn mỗi tuần.
- Về trí óc. Luyện tập và mở mang tâm trí bạn thông qua các hoạt động học tập, đọc, viết và dạy có thể được thực hiện một cách tiết kiệm ngay tại thư viện ở địa phương bạn, hay thậm chí là xin tình nguyện ở một trường học hay viện dưỡng lão để dạy những người khác một kỹ năng mà với bạn, tưởng chừng chỉ đơn giản  vô cùng.
- Về tinh thần. Hãy dành thời gan để gần gũi với thiên nhiên, để mở rộng con người tinh thần của bạn thông qua thiền định, âm nhạc, nghệ thuật hay cầu nguyện – tất cả đều có thể được thực hiện một cách tiết kiệm bằng việc dành ra một khắc tĩnh lặng để chuyên chú bản thân và rũ sạch tâm trí trước khi đi ngủ, hay dạo bộ trong rừng và tỏ lòng biết ơn trước vẻ đẹp thiên nhiên bao quanh bạn.

0 10 lời khuyên để đón nhận giàu có

Tại sao bạn vẫn nghèo? Bạn đã thử trả lời câu hỏi này chưa? Để trở thành người giàu có, bạn phải chiến thắng các trở lực ngăn cản bạn đến thành công. Trở lực chính là các thói quen đã ăn sâu trong tâm trí bạn qua nhiều năm.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
Việc chống lại các thói quen ngăn cản sự giàu có hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kỳ ai. Bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản sau đây để chiến thắng các thói quen cũ trong tâm trí mình.
 
1. Trong mọi trường hợp, hãy có suy nghĩ của riêng mình. Sự thật rằng con người không có khả năng kiểm soát hoàn toàn bất cứ điều gì, lại cho con người sức mạnh để có những suy nghĩ của riêng mình một cách vô cùng có ý nghĩa.
 
2. Hãy xác định thật rõ ràng mình mong muốn điều gì trong cuộc sống. Sau đó hãy lập kế hoạch để đạt được điều đó và sẵn sàng hy sinh mọi thứ khác nếu thấy cần thiết. Làm như thế còn tốt hơn việc chấp nhận thất bại vĩnh viễn. 
 
3. Hãy phân tích những thất bại tạm thời, không cần biết bản chất hay nguyên nhân của nó là gì. Sau đó hãy rút ra được hạt mầm của một lợi ích tương đương từ thất bại tạm thời đó.
 
4. Hãy sẵn sàng cung cấp những dịch vụ hữu ích tương đương với giá trị của tất cả những thứ vật chất bạn muốn có và phải cung cấp dịch vụ trước.
 
5. Hãy nhận ra rằng bộ não của bạn là một chiếc “máy nhận” có thể điều chỉnh để nhận thông tin từ nhà kho vĩ đại là Vũ trụ. Từ đó, có thể biến những mong muốn của bản thân bạn thành hiện thực.
 
6. Hãy nhận ra rằng tài sản lớn nhất của mọi người chính là thời gian. Đó là thứ duy nhật bạn hoàn toàn sở hữu ngay sau khả năng tư duy - thứ có thể tạo nên bất cứ thứ gì bạn muốn. Hãy sắp xếp quỹ thời gian của bạn thật hợp lý để nó không bao giờ lãng phí.
 
7. Hãy nhận ra sự thật rằng nỗi sợ hãi chính là vật cản lớn nhất trong tâm trí khiến bạn khó đi đến thành công. Nhưng bạn nên nhận thức rằng, nó chỉ là một trạng thái tâm trí mà bạn có thể kiểm soát được bằng niềm tin vào khả năng cuộc sống sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ bạn yêu cầu.
 
8. Khi cầu nguyện, bạn đừng cầu xin bất cứ điều gì. Bạn hãy đòi hỏi chỉ những thứ bạn thật sự muốn và khăng khăng phải có nó bằng được, không gì có thể thay thế nó. 
 
9. Hãy nhận ra rằng, cuộc sống là một vị quản đốc tàn nhẫn và nếu bạn không kiểm soát nó thì nó sẽ kiểm soát bạn. Không có đường lui và không có cách nào thỏa hiệp hết. Đừng bao giờ chấp nhận bất cứ điều gì bạn không muốn trong cuộc sống này. Nếu các thứ bạn không muốn tạm thời buộc bạn phải làm như vậy, bạn vẫn có thể từ chối chấp nhận nó trong tâm trí mình. Và nó sẽ dọn đường cho những thứ bạn muốn đến với mình.
 
10. Cuối cùng, hãy cẩn thận với những gì bạn tập trung suy nghĩ hàng ngày. Bởi vì, một quy luật rõ ràng của tự nhiên, những suy nghĩ chiếm ưu thế trong tâm trí bạn sẽ thu hút bản sao vật chất của nó qua con đường ngắn và thuận lợi nhất. 
 
Bạn có thể áp dụng một số hay kết hợp cả 10 lời khuyên trên. Điều quan trọng là bạn hãy xác định thật rõ mọi việc mình cần làm và không bao giờ để lại những suy nghĩ dở dang trong tâm trí mình. Hãy tập thói quen có những quyết định rõ ràng trong mọi vấn đề.
 
Theo “Chiến thắng con quỷ trong bạn” – Napoleon Hill
 
 

THOUGHT + FEELING + ACTION = RESULT Copyright © 2011 - |- Template created by O Pregador - |- Powered by Blogger Templates