Monday, June 30, 2014
Saturday, June 21, 2014
Tuesday, June 17, 2014
2 Khởi nghiệp với 50 triệu đồng
Kết quả nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy hơn 52% bạn trẻ muốn làm chủ công việc của mình. Ước nguyện của các bạn là khởi nghiệp thành công. Nhưng làm sao đây khi trong tay bạn chỉ có một số vốn ít ỏi, cụ thể như con số 50 triệu đồng?
Nếu chỉ có số vốn 50 triệu đồng, liệu tôi có thể mở ra kinh doanh?
Có khá nhiều cơ hội cho việc khởi nghiệp với số vốn của bạn. Chúng tôi có thể gợi ý một số công việc đơn giản như: Làm chủ cửa hàng văn phòng phẩm, mở quán bán thức ăn sáng/ tối, làm chủ một cửa hàng hoa, mở dịch vụ gói quà và giao nhận quà; mở tiệm rửa xe…
Các bước khởi nghiệp?
Không bàn đến khởi nghiệp tự phát, chúng tôi muốn giúp bạn có định hướng căn bản để thành công trong việc khởi nghiệp.
Trước tiên bạnphải biết khách hàng của mình là ai? Họ sống ở đâu? Thói quen của họ là gì? Họ thường làm gì? Mua gì? Mua như thế nào và trả giá bao nhiêu cho sản phẩm họ thích?… Tóm lại bạn phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu. Lưu ý đây là khách hàng thật chứ không phải khách hàng tưởng tượng. Người thợ săn cần nhắm vào con chim nhất định trong bầy để bắn thì sẽ có nhiều khả năng bắn hạ được nó. Nếu chỉ bắn bừa thì bầy chim nghe động sẽ bay hết thôi.
Kế đến bạn cần lên kế hoạch kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Có hệ thống: Việc này liên thông và hỗ trợ việc kia.
- Trả lời được 5W (What? Why? When? Where? Who?) cùng 2 H (How we/they do that? How much that cost?)
- Thực tiễn có tính khả thi.
- Tính được ROI (Return on Investment) để xác định chu kỳ vốn, lãi suất và cân đối đầu tư. Điều cần lưu ý là kể cả khi bắt đầu bạn sử dụng mặt bằng nhà mình và không nhận lương, bạn vẫn cần phải tính các khoản này vào chi phí để xác định hiệu quả thật của việc kinh doanh.
Chọn quy mô và loại hình kinh doanh: Loại hình kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty THHH một thành viên, công ty TNHH nhiều thành viên, công ty cổ phần hay công ty liên doanh liên kết.
Nghĩ và thiết kế tên, thương hiệu, biểu tượng
Thực hiện các thủ tục cần thiết với cơ quan quản lý. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách liên hệ với chính quyền địa phương, sở Kế hoạch - Đầu tư và cơ quan thuế nơi bạn sẽ hoạt động hay đăng ký kinh doanh để nhận được các mẫu biểu và kê khai viết theo các biểu mẫu này. Sau đó nộp lại để nhận phiếu hẹn và các hướng dẫn tiếp theo. Bạn cũng có thể thuê một đơn vị dịch vụ làm việc này. Thông thường là các công ty kiểm toán, tư vấn và văn phòng luật sư. Phí cho dịch vụ này hiện dao động từ 8.00 nghìn đến 1 triệu đồng.
Những việc nên và không nên làm khi khởi nghiệp?
5 điều nên làm: Tâm, Trí, Tín, Chí, Minh
Tâm: Làm việc vì ý nghĩa cuộc sống và mục tiêu tốt đẹp của công việc
Trí: Làm việc mà mình hiểu về nó và liên tục học hỏi để thành công. Thất bại cũng không nản, vì “Thất bại là mẹ thành công”.
Chí: Làm việc kiên tâm, kiên trì và làm tất cả kể từ việc nhỏ
Tín: Trong mọi trường hợp, kể cả khi thất bát thua thiệt, phải giữ đúng lời hứa và cam kết của mình. Chữ “tín” được coi là số 1 trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ “tín” còn được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.
Minh: có sự sáng suốt, biết nuôi dưỡng niềm đam mê và khát vọng thành công. Cần có tầm nhìn xa, nhạy bén; có sự quyết đoán, đột phá.
5 điều không nên làm:
Không thụ động, lười biếng, nản chí bỏ việc giữa chừng.
Không ăn gian, làm giả hay làm việc phạm pháp, chỉ nghĩ về lợi ích của mình mà quên đi người khác.
Không mạo hiểm theo lời người khác khi cả Tâm và Lực mình đều chưa sẵn sàng.
Không làm việc qua loa.
Không tự hành hạ mình vì thất bại. Khi thất bại, cần tỉnh táo để phân tích nhằm tránh thất bại ở lần sau.
Theo Dân Trí
Nếu chỉ có số vốn 50 triệu đồng, liệu tôi có thể mở ra kinh doanh?
Có khá nhiều cơ hội cho việc khởi nghiệp với số vốn của bạn. Chúng tôi có thể gợi ý một số công việc đơn giản như: Làm chủ cửa hàng văn phòng phẩm, mở quán bán thức ăn sáng/ tối, làm chủ một cửa hàng hoa, mở dịch vụ gói quà và giao nhận quà; mở tiệm rửa xe…
Các bước khởi nghiệp?
Không bàn đến khởi nghiệp tự phát, chúng tôi muốn giúp bạn có định hướng căn bản để thành công trong việc khởi nghiệp.
Trước tiên bạnphải biết khách hàng của mình là ai? Họ sống ở đâu? Thói quen của họ là gì? Họ thường làm gì? Mua gì? Mua như thế nào và trả giá bao nhiêu cho sản phẩm họ thích?… Tóm lại bạn phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu. Lưu ý đây là khách hàng thật chứ không phải khách hàng tưởng tượng. Người thợ săn cần nhắm vào con chim nhất định trong bầy để bắn thì sẽ có nhiều khả năng bắn hạ được nó. Nếu chỉ bắn bừa thì bầy chim nghe động sẽ bay hết thôi.
Kế đến bạn cần lên kế hoạch kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Có hệ thống: Việc này liên thông và hỗ trợ việc kia.
- Trả lời được 5W (What? Why? When? Where? Who?) cùng 2 H (How we/they do that? How much that cost?)
- Thực tiễn có tính khả thi.
- Tính được ROI (Return on Investment) để xác định chu kỳ vốn, lãi suất và cân đối đầu tư. Điều cần lưu ý là kể cả khi bắt đầu bạn sử dụng mặt bằng nhà mình và không nhận lương, bạn vẫn cần phải tính các khoản này vào chi phí để xác định hiệu quả thật của việc kinh doanh.
Chọn quy mô và loại hình kinh doanh: Loại hình kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty THHH một thành viên, công ty TNHH nhiều thành viên, công ty cổ phần hay công ty liên doanh liên kết.
Nghĩ và thiết kế tên, thương hiệu, biểu tượng
Thực hiện các thủ tục cần thiết với cơ quan quản lý. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách liên hệ với chính quyền địa phương, sở Kế hoạch - Đầu tư và cơ quan thuế nơi bạn sẽ hoạt động hay đăng ký kinh doanh để nhận được các mẫu biểu và kê khai viết theo các biểu mẫu này. Sau đó nộp lại để nhận phiếu hẹn và các hướng dẫn tiếp theo. Bạn cũng có thể thuê một đơn vị dịch vụ làm việc này. Thông thường là các công ty kiểm toán, tư vấn và văn phòng luật sư. Phí cho dịch vụ này hiện dao động từ 8.00 nghìn đến 1 triệu đồng.
Những việc nên và không nên làm khi khởi nghiệp?
5 điều nên làm: Tâm, Trí, Tín, Chí, Minh
Tâm: Làm việc vì ý nghĩa cuộc sống và mục tiêu tốt đẹp của công việc
Trí: Làm việc mà mình hiểu về nó và liên tục học hỏi để thành công. Thất bại cũng không nản, vì “Thất bại là mẹ thành công”.
Chí: Làm việc kiên tâm, kiên trì và làm tất cả kể từ việc nhỏ
Tín: Trong mọi trường hợp, kể cả khi thất bát thua thiệt, phải giữ đúng lời hứa và cam kết của mình. Chữ “tín” được coi là số 1 trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ “tín” còn được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.
Minh: có sự sáng suốt, biết nuôi dưỡng niềm đam mê và khát vọng thành công. Cần có tầm nhìn xa, nhạy bén; có sự quyết đoán, đột phá.
5 điều không nên làm:
Không thụ động, lười biếng, nản chí bỏ việc giữa chừng.
Không ăn gian, làm giả hay làm việc phạm pháp, chỉ nghĩ về lợi ích của mình mà quên đi người khác.
Không mạo hiểm theo lời người khác khi cả Tâm và Lực mình đều chưa sẵn sàng.
Không làm việc qua loa.
Không tự hành hạ mình vì thất bại. Khi thất bại, cần tỉnh táo để phân tích nhằm tránh thất bại ở lần sau.
Theo Dân Trí
0 Đầu tư 500 nghìn thu về 300 triệu mỗi tháng
Có thể khẳng đinh việc kinh doanh qua mạng không đòi hỏi số vốn lớn hay đầu tư nhiều công sức và thời gian.
Một vài năm trở lại đây, các gian hàng online mở ra trên những website như Lamchame, Muare, Vatgia… như nấm sau mưa, bày bán đủ mọi mặt hàng, đủ mọi tầm giá và thỏa mãn kể cả những nhu cầu hẹp nhất của các Thượng đế.
Không cần mặt tiền vẫn làm ăn tốt
Anh Nguyễn Ngọc Vinh, chủ cửa hàng FullHD Shop tại Hà Nội cho biết, sau 16 năm du học và sinh sống ở Đức, anh về nước để theo đuổi niềm đam mê của mình với các sản phẩm HD. Mặc dù đã có cửa hàng nhưng anh vẫn quyết định đầu tư “mở shop” trên mạng từ tháng 3/2010.
“Trước đây, không nhiều khách hàng biết tới phim HD 1080. Nhưng sau khi online, dù cửa hàng của tôi ở một góc khuất trong ngõ nhưng khách hàng vẫn biết để tìm đến”, anh Vinh chia sẻ. Do đó, dù hiện tại đã có điều kiện mở cửa hàng ở những khu trung tâm nhưng anh Vinh vẫn quyết định là sẽ chỉ kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
Đầu tư 500 nghìn, thu về 300 triệu/tháng
Suy nghĩ chung của nhiều người là những ai tìm đến bán hàng trực tuyến thường là kinh doanh “cò con”, ít vốn, ít lãi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ông Nguyễn Ngọc Giang, Giám đốc Công ty Thắng Nây chuyên kinh doanh đồ điện gia dụng trên một website về rao vặt cho biết, sau 2 năm hoạt động, doanh thu đã tăng tới 1000% nhờ vào hoạt động bán hàng trực tuyến.
“Năm 2008, tôi đã thử tạo một website riêng cho công ty nhưng không đạt hiệu quả. Doanh thu chỉ dao động ở mức 30 triệu đồng/tháng dù tôi đã thử nhiều cách để phát triển kênh bán hàng này. Theo tư vấn của bạn bè, tôi đã quyết định mở thử gian hàng trên một sàn B2C để có cơ hội nhiều người biết hơn. Hiện tại, doanh thu của chúng tôi ổn định ở mức 300 triệu/tháng”, ông Giang chia sẻ.
Theo ông, Bí quyết thành công là giá cả phải hợp lý vì trên mạng, người dùng rất dễ dàng kiểm tra, đối chiếu giá cả. Mặt hàng phải phong phú để cạnh tranh với các shop trên phố và cuối cùng, chủ gian hàng hay người tư vấn của gian hàng phải luôn tương tác với khách hàng một cách tận tình.
Mở shop Online: không hề khó...
Có thể khẳng đinh việc kinh doanh qua mạng không đòi hỏi số vốn lớn hay đầu tư nhiều công sức và thời gian. Do đó, rất nhiều gian hàng do các bạn học sinh, sinh viên chung vốn lập ra, cũng như những gian hàng do các bà mẹ trong thời gian nghỉ sinh tranh thủ kiếm thêm, đã xuất hiện trên mạng.
Chị Thúy Hạnh, chủ gian hàng The Maternity và Baby Shop (TP.HCM) cho biết, chị từng mở cửa hàng trên phố được gần 1 năm nhưng hàng bán khá chậm. Đã có lúc chị nản lòng tới mức định sang lại shop cho người khác. “Một người bạn mách tôi mở shop trên mạng, nhưng ban đầu tôi từ chối với lý do không có tiền, cũng không đủ thời gian, nhân lực để theo đuổi. Nhưng cuối cùng, khi ở tình thế không còn gì để mất, tôi đã mạo hiểm số tiền còn lại và mở một gian hàng online”. Trước sự bất ngờ của chị Hạnh, số lượng khách đặt mua đồ qua mạng khá nhiều, công việc kinh doanh cũng dần khởi sắc.
Hiện tại, nhiều website cho phép người dùng mở shop hoàn toàn miễn phí, hoặc nếu có mất phí thì đổi lại, chủ shop sẽ được hưởng nhiều dịch vụ hỗ trợ cao cấp. Việc đăng ký cũng rất đơn giản, còn người dùng lại không phải lo về việc thiết kế website, mua và giữ tên miền, bảo trì máy chủ…
Nhưng, không phải cứ mở ra là thành công.
Anh Minh, chủ sở hữu hệ thống gian hàng bán bao cao su online NamShop.Net ở Hà Nội chia sẻ : "Mở shop online không giống với mở cửa hàng ngoài mặt phố. Với cửa hàng ngoài mặt phố bạn chỉ cần mở cửa và treo tấm biển lên là ít nhiều cũng có người ghé vào xem, còn với Shop online nếu mình không quảng bá mạnh thì không ai biết đến cả và sẽ bị lãng quên. Hàng ngày tôi phải dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để cập nhật thông tin mới lên shop, liên tục online để trả lời các câu hỏi của khách hàng... Ngoài ra còn phải đăng tin rao vặt để quảng cáo cho gian hàng, thuê đặt banner lên các website khác, gửi email quảng cáo, thuê nhân viên chăm sóc gian hàng... và đặc biệt là phải luôn làm mới gian hàng của bạn. Tôi dù bận đến đâu nhưng không ngày nào là không mở và theo dõi gian hàng của mình". Cũng theo anh Minh, hiện tại doanh số bán hàng online đang chiếm tới 70% tổng doanh số của hệ thống bao cao su NamShop.Net, đây là cơ sở để anh tiếp tục đầu tư vốn nâng cấp các gian hàng Online của mình.
Bên cạnh đó, với việc có quá nhiều gian hàng cùng mở ra tại một thời điểm và kinh doanh những mặt hàng tương tự nhau, sự cạnh tranh trên thị trường cũng ngày một gay gắt hơn. Một số doanh nghiệp than phiền về việc họ bị phá giá hoặc sử dụng trái phép hình ảnh thương hiệu của mình. Ngoài ra, cũng giống như các cửa hàng trên phố, một gian hàng online sẽ khó “sống” được nếu không có nét riêng để người dùng ghi nhớ. Đó có thể là các mặt hàng độc, là sự đa dạng về hàng hóa, là ưu thế về giá nhưng cũng có thể là ở các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, hậu mãi và bảo hành dành cho khách.
Một vài năm trở lại đây, các gian hàng online mở ra trên những website như Lamchame, Muare, Vatgia… như nấm sau mưa, bày bán đủ mọi mặt hàng, đủ mọi tầm giá và thỏa mãn kể cả những nhu cầu hẹp nhất của các Thượng đế.
Không cần mặt tiền vẫn làm ăn tốt
Anh Nguyễn Ngọc Vinh, chủ cửa hàng FullHD Shop tại Hà Nội cho biết, sau 16 năm du học và sinh sống ở Đức, anh về nước để theo đuổi niềm đam mê của mình với các sản phẩm HD. Mặc dù đã có cửa hàng nhưng anh vẫn quyết định đầu tư “mở shop” trên mạng từ tháng 3/2010.
Anh Vinh cho biết sẽ không mở cửa hàng mặt tiền mà vẫn duy trì kinh doanh online như hiện nay. Ảnh: T.C
“Trước đây, không nhiều khách hàng biết tới phim HD 1080. Nhưng sau khi online, dù cửa hàng của tôi ở một góc khuất trong ngõ nhưng khách hàng vẫn biết để tìm đến”, anh Vinh chia sẻ. Do đó, dù hiện tại đã có điều kiện mở cửa hàng ở những khu trung tâm nhưng anh Vinh vẫn quyết định là sẽ chỉ kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
Đầu tư 500 nghìn, thu về 300 triệu/tháng
Suy nghĩ chung của nhiều người là những ai tìm đến bán hàng trực tuyến thường là kinh doanh “cò con”, ít vốn, ít lãi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ông Nguyễn Ngọc Giang, Giám đốc Công ty Thắng Nây chuyên kinh doanh đồ điện gia dụng trên một website về rao vặt cho biết, sau 2 năm hoạt động, doanh thu đã tăng tới 1000% nhờ vào hoạt động bán hàng trực tuyến.
“Năm 2008, tôi đã thử tạo một website riêng cho công ty nhưng không đạt hiệu quả. Doanh thu chỉ dao động ở mức 30 triệu đồng/tháng dù tôi đã thử nhiều cách để phát triển kênh bán hàng này. Theo tư vấn của bạn bè, tôi đã quyết định mở thử gian hàng trên một sàn B2C để có cơ hội nhiều người biết hơn. Hiện tại, doanh thu của chúng tôi ổn định ở mức 300 triệu/tháng”, ông Giang chia sẻ.
Theo ông, Bí quyết thành công là giá cả phải hợp lý vì trên mạng, người dùng rất dễ dàng kiểm tra, đối chiếu giá cả. Mặt hàng phải phong phú để cạnh tranh với các shop trên phố và cuối cùng, chủ gian hàng hay người tư vấn của gian hàng phải luôn tương tác với khách hàng một cách tận tình.
Mở shop Online: không hề khó...
Có thể khẳng đinh việc kinh doanh qua mạng không đòi hỏi số vốn lớn hay đầu tư nhiều công sức và thời gian. Do đó, rất nhiều gian hàng do các bạn học sinh, sinh viên chung vốn lập ra, cũng như những gian hàng do các bà mẹ trong thời gian nghỉ sinh tranh thủ kiếm thêm, đã xuất hiện trên mạng.
Chị Thúy Hạnh, chủ gian hàng The Maternity và Baby Shop (TP.HCM) cho biết, chị từng mở cửa hàng trên phố được gần 1 năm nhưng hàng bán khá chậm. Đã có lúc chị nản lòng tới mức định sang lại shop cho người khác. “Một người bạn mách tôi mở shop trên mạng, nhưng ban đầu tôi từ chối với lý do không có tiền, cũng không đủ thời gian, nhân lực để theo đuổi. Nhưng cuối cùng, khi ở tình thế không còn gì để mất, tôi đã mạo hiểm số tiền còn lại và mở một gian hàng online”. Trước sự bất ngờ của chị Hạnh, số lượng khách đặt mua đồ qua mạng khá nhiều, công việc kinh doanh cũng dần khởi sắc.
Hiện tại, nhiều website cho phép người dùng mở shop hoàn toàn miễn phí, hoặc nếu có mất phí thì đổi lại, chủ shop sẽ được hưởng nhiều dịch vụ hỗ trợ cao cấp. Việc đăng ký cũng rất đơn giản, còn người dùng lại không phải lo về việc thiết kế website, mua và giữ tên miền, bảo trì máy chủ…
Nhưng, không phải cứ mở ra là thành công.
Anh Minh, chủ sở hữu hệ thống gian hàng bán bao cao su online NamShop.Net ở Hà Nội chia sẻ : "Mở shop online không giống với mở cửa hàng ngoài mặt phố. Với cửa hàng ngoài mặt phố bạn chỉ cần mở cửa và treo tấm biển lên là ít nhiều cũng có người ghé vào xem, còn với Shop online nếu mình không quảng bá mạnh thì không ai biết đến cả và sẽ bị lãng quên. Hàng ngày tôi phải dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để cập nhật thông tin mới lên shop, liên tục online để trả lời các câu hỏi của khách hàng... Ngoài ra còn phải đăng tin rao vặt để quảng cáo cho gian hàng, thuê đặt banner lên các website khác, gửi email quảng cáo, thuê nhân viên chăm sóc gian hàng... và đặc biệt là phải luôn làm mới gian hàng của bạn. Tôi dù bận đến đâu nhưng không ngày nào là không mở và theo dõi gian hàng của mình". Cũng theo anh Minh, hiện tại doanh số bán hàng online đang chiếm tới 70% tổng doanh số của hệ thống bao cao su NamShop.Net, đây là cơ sở để anh tiếp tục đầu tư vốn nâng cấp các gian hàng Online của mình.
Bên cạnh đó, với việc có quá nhiều gian hàng cùng mở ra tại một thời điểm và kinh doanh những mặt hàng tương tự nhau, sự cạnh tranh trên thị trường cũng ngày một gay gắt hơn. Một số doanh nghiệp than phiền về việc họ bị phá giá hoặc sử dụng trái phép hình ảnh thương hiệu của mình. Ngoài ra, cũng giống như các cửa hàng trên phố, một gian hàng online sẽ khó “sống” được nếu không có nét riêng để người dùng ghi nhớ. Đó có thể là các mặt hàng độc, là sự đa dạng về hàng hóa, là ưu thế về giá nhưng cũng có thể là ở các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, hậu mãi và bảo hành dành cho khách.
Theo ICTWorld/VNN
Monday, June 16, 2014
0 10 yếu tố bạn cần để trở nên giàu có
Giàu có không chỉ là số tiền thực tế bạn có mà đang được chuyển dịch sang một khái niệm rộng hơn: được nhấn mạnh bởi tính an toàn, số tiền tiết kiệm, sự tận hưởng cuộc sống và cảm giác giàu có vì biết rằng mình sở hữu nền tảng tài chính vững chắc.
Dưới đây là 10 yếu tố bạn cần phải đảm bảo để có thể kiểm soát được tiền bạc lẫn nếp sống của mình và tận hưởng một cuộc sống giàu có thực sự:
1. Thu nhập đủ sống
Bạn cần phải kiếm tiền. Bao nhiêu? Ở mức tối thiểu căn bản thì bạn phải kiếm đủ để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu, bao gồm ăn ở, đi lại, sưởi ấm, ăn mặc và bảo hiểm y tế. Nếu muốn có con thì bạn phải gia tăng thu nhập hoặc kiềm chế việc mua sắm bởi vì: “Trẻ con tiêu tốn cả gia tài. Bạn không chỉ phải chi nhiều tiền cho tã lót, dịch vụ y tế, áo quần,… mà bạn còn phải tiết kiệm cho cả tương lai của chúng”.
2. Tiết kiệm
Một cách đơn giản nhất để cơ cấu tiền tiết kiệm là trích ra một phần tiền lương của nửa tháng hoặc cả tháng và gửi vào một tài khoản nào đó. Hãy sử dụng số tiền kiếm được, trích ra một khoản nhất định hàng tuần hoặc hàng tháng để gửi vào tài khoản tiết kiệm có tính thanh khoản (dễ chuyển đổi thành tiền mặt). Hãy làm thế cho đến khi bạn có ít nhất 6 - 9 tháng tiền tiết kiệm để đề phòng những sự cố bất ngờ, chẳng hạn như thất nghiệp.
Một mẹo nhỏ để khuyến khích bạn tiết kiệm chính là “Tiết kiệm nhiều hơn cho ngày mai”. Nếu kỳ vọng mình sẽ được tăng lương thì bạn hãy cam kết trước để tiết kiệm một nửa số đó. Hoặc khi nhận được một khoản thưởng bất ngờ, bạn hãy cam kết để gửi ít nhất một nửa trong số đó vào khoản tiết kiệm ngay lập tức.
3. Tiết kiệm nghỉ hưu
Cũng giống như việc tiết kiệm cho “tháng ngày giông bão”, việc tự động đầu tư một phần thu nhập cho các tài khoản tiết kiệm nghỉ hưu sẽ gia tăng sự đảm bảo tài chính cho bạn.
4. Tiết kiệm từng chặng
Điều gì sẽ nằm trong “danh sách ao ước” của bạn sau 5 năm nữa? Mua nhà? Kết hôn? Khởi nghiệp? Gửi con đến trường? Tất cả đều khiến bạn tốn tiền, nhưng việc này sẽ không gây “đau khổ” nếu như bạn bắt đầu tiết kiệm từ trước. Dù không chắc sẽ đạt được mục tiêu này trong 5 năm, 10 năm, hay lâu hơn thế, thì việc định ra mục tiêu và hướng đến tương lai vẫn là hành động khôn ngoan. Ít nhất thì những mục tiêu này cũng sẽ giúp bạn có động lực để bước ra khỏi giường vào mỗi sáng.
5. Loại bỏ nợ nần
Người giàu không nợ nần. Họ có thẻ tín dụng và sử dụng chúng để thanh toán, nhưng họ chắc chắn không để khoản dư nợ vượt quá 30 ngày. Họ trả đầy đủ tiền mỗi tháng. Bạn không thể đạt được cuộc sống viên mãn nếu trong bảng quyết toán tồn đọng cột nợ nần.
6. Bảo hiểm đầy đủ
Từ bảo hiểm y tế đến mất sức lao động, bảo hiểm nhà cửa đến nhân thọ, bạn sẽ không an toàn nếu như không sở hữu các hợp đồng bảo hiểm thích hợp. Bạn nên trích ra một phần thu nhập để mua hợp đồng bảo hiểm y tế, cho phép bạn kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu bạn bị mất sức lao động, đồng thời bạn lại không sở hữu hợp đồng bảo hiểm mất sức lao động thích hợp, bạn sẽ không thể tiếp tục lĩnh lương từ ông chủ của mình.
7. Vốn nhà
Bạn nên cân nhắc mua nhà nếu có kế hoạch sống và làm việc ở đâu đó trong hơn 5 năm. Ngôi nhà của bạn có phải là một tài sản thực sự hay không? Hay chỉ là một khoản nợ? Giá nhà đất thường dao động thất thường, nếu kiên trì hoàn trả tiền vốn, bạn sẽ xóa sạch nợ nần trong dài hạn và có khả năng kiếm được kha khá khi thời cơ đến.
8. Những trách nhiệm tài chính đã định rõ trong các mối quan hệ
Ai phụ trách thanh toán các hóa đơn? Bạn sẽ quyết định như thế nào đối với các khoản mua sắm lớn? Bạn sở hữu một tài khoản tiết kiệm riêng hoặc chung hay không? Việc trao đổi cởi mở trong mối quan hệ của bạn khi đề cập đến nghĩa vụ và mục tiêu tài chính là một khả năng mà bạn không thể không bàn đến.
9. Những đồng tiền biết làm việc
Điều gì định nghĩa sự giàu có. Câu trả lời thường gặp là: “Đồng tiền sẽ làm việc cho bạn để bạn có thể theo đuổi những gì mình yêu thích và không cảm thấy căng thẳng”. Việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm truyền thống là một cách khiến tiền bạc “làm việc” cho bạn. Nhưng tiền bạc sẽ mang lại cho bạn lãi suất cao hơn khi gửi tiền vào những khoản đầu tư lựa chọn thay thế (dù rủi ro hơn) như bất động sản, kinh doanh, chứng khoán,… Đầu tư vào bản thân để cải thiện kỹ năng là một trong những cách tuyệt vời nhất để khiến tiền bạc làm việc cho mình.
10. Hoạt động từ thiện
Tiêu tiền vì người khác, tham gia hoạt động từ thiện và nhân đạo, sẽ giúp cải thiện mức độ hạnh phúc. Những người tiêu tiền vì người khác thừa nhận rằng họ đã hạnh phúc hơn. Ngoài niềm vuiu của việc hoạt động từ thiện thì sự cho đi là điều quan trọng, bởi lẽ đây là một hành động tích cực để bạn tỏ lòng cảm kích lẫn biết ơn trước những gì mình có. Một trong những bí quyết để có được cuộc sống viên mãn là đừng “sống trên mây” mà phải biết quan tâm đến những số phận kém may mắn. Việc nhận thức rõ những gì bạn có và những gì người khác không có sẽ giúp bạn sống thực tế hơn, biết trân trọng và cảm kích. Điều đó còn nhắc nhở bạn phải biết vun đắp cho những gì tốt đẹp và tích cực trong cuộc sống của mình, sự giàu có cho bản thân.
Trích “Chi tiêu hợp lý”
1 3 công thức đơn giản để làm giàu
Kinh doanh sản phẩm
Sản phẩm là các đồ vật như ô tô, giày dép, bút... Việc của bạn là mua và bán vật chất cụ thể - hay như một số người thường nói, những vật cứng, có hình thù cụ thể như những đồ vật trong nhà, hoặc bản thân cái nhà nói chung.
Nghệ sĩ hài George Carlin đã từng có một đoạn tự thoại về vấn đề này. Ông nói: “Nhà của bạn thực ra chỉ là một đống đồ đạc được che phủ... Nhà của bạn thực ra là một cái kho để bạn giữ đồ trong khi đi ra ngoài để kiếm thêm những món đồ khác”. Của cải được tạo ra nhờ việc bán đồ cho những người khác.
Kinh doanh dịch vụ
Dịch vụ là khi một người khác làm điều gì đó cho bạn. Dịch vụ là khi bạn thuê một người có kỹ năng, thời gian của anh ta, tài năng của anh ta để cải tiến các sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn có một cái ô tô - một sản phẩm - nhưng nó đang bẩn và bạn đưa nó đến hàng rửa xe. Họ rửa xe cho bạn và bây giờ bạn có một chiếc xe bóng loáng và sạch sẽ. Họ đã áp dụng kỹ năng (rửa xe) và bỏ ra thời gian (công sức lao động) để đem lại cho bạn kết quả là một chiếc xe sạch.
Nếu bạn là một nhà kinh doanh dịch vụ, thì bạn sẽ dùng các kỹ năng của mình để làm những công việc cho người khác, những việc mà họ không thể hoặc không muốn tự làm.
Ví dụ, trong nhà của chúng ta, chúng ta thuê rất nhiều dịch vụ - từ cô ô-sin, người quét thảm, người lau bể bơi, đến anh diệt ký sinh trùng. Khi có một thứ gì đó hỏng hóc, chúng ta gọi người đến sửa. Từ thợ điện tử đến thợ điện, thợ sửa ống nước, thợ khóa, điện thoại và các thiết bị nghe nhìn,... Rồi những người chuyển phát cũng thường đưa đồ đến tận nhà cho chúng ta như hoa, thư chuyển phát nhanh, bưu phẩm. Khi chúng ta cần đi ra sân bay chúng ta có thể gọi một chiếc taxi. Có người làm dịch vụ cho người khác và được trả tiền như kế toán hoặc văn phòng du lịch.
Một dạng nữa của dịch vụ là giải trí, Chúng ta theo dõi người khác sử dụng các kỹ năng của họ - như thể thao, ca nhạc, hài kịch.
Chúng ta trả tiền cho việc đó. Họ càng tài năng, thì càng kiếm được nhiều tiền. Chính trị gia là các nhà cung cấp dịch vụ. Khi bạn được trả tiền để sử dụng kỹ năng của bạn, bạn đang thực hiện một dịch vụ có lợi ích. Bạn sở hữu loại kỹ năng nào mà người khác có thể muốn thuê bạn? Một trong những cách nhanh nhất để kiếm tiền đó là tìm cho ra những người cần sử dụng dịch vụ của bạn và bán chúng trực tiếp.
Nhưng điều nay cũng nảy sinh một vấn đề nghiêm trọng: đó là bạn sẽ không thể ngừng cung cấp dịch vụ đó. Ví dụ, thế này, một luật sư hay bác sĩ có thể kiếm được nhiều tiền, đúng không? Nhưng họ chỉ có thể kiếm tiền nếu như họ còn làm việc. Nếu họ ngưng cung cấp dịch vụ của mình, tiền cũng ngưng theo. Chúng ta phải hướng tới những dịch vụ mà khi chúng ta không làm nữa vẫn kiếm được tiền – dịch vụ phải trội, kiếm được tiền ngay cả khi đã ngủ.
Thêm nữa, ngành kinh doanh dịch vụ là một ngành xoay quanh người lao động. Việc kinh doanh dịch vụ thực chất là kinh doanh sức người và bạn chỉ có thể phát triển thông qua việc thuê và quản lý thêm người. Chúng ta phải hướng đến những việc kinh doanh mà bạn có thể kiếm được nhiều nguồn thu nhanh nhất và dễ nhất. Bạn có thể bán cả 10 ngàn những ứng dụng nhỏ chỉ bằng một cú điện thoại. Nhưng có còn dễ không nếu đó là 10 ngàn lần lau thảm.
Bạn hãy nghiêm túc suy nghĩ về lựa chọn này nếu mục đích sống của bạn là để làm những dịch vụ kiểu đó.
Tóm lại, nếu bạn tìm được công việc dành cho bạn thì hãy cứ đi theo con đường đó.
Kinh doanh thông tin
Bạn mua thông tin khi mà bạn trả tiền cho kiến thức của những người khác. Người đó dạy bạn làm một việc gì đó. Bạn học những kiến thức mà người khác lựa chọn, sắp xếp cho bạn.
Những sản phẩm thông tin chủ yếu dưới dạng bí quyết, kỹ năng. Làm sao để có thể bắt đầu một công việc kinh doanh. Làm sao để giữ hôn nhân hạnh phúc. Làm sao để giảm cân. Làm sao để làm một việc gì đó... Những thông tin này có thể được chia sẻ qua sách, báo, các buổi hội thảo, các báo cáo, trang web, hội nghị, các buổi trò chuyện, gia sư,...
Mỗi người có một tài khoản ngân hàng về kiến thức và kỹ năng. Bạn có biết người sẵn sàng trả tiền để có thể được bạn dạy lại những kiến thức đó không? Bằng việc chia sẻ những kiến thức và kỹ năng với những người khác, bạn có thể thu được những lợi ích phụ trội - đôi khi rất nhanh.
Trích “Kiếm tiền siêu tốc”
Sunday, June 15, 2014
0 Làm chủ từ 30 triệu đồng
30 tuổi, chỉ với bằng trung cấp nghề nhưng Phạm Nhật Phúc Thịnh hiện là giám đốc một doanh nghiệp cơ khí với 30 công nhân cùng nhiều đơn hàng xuất đi Nhật Bản, Mỹ, Ý, Thái Lan.
Cơ ngơi ấy được Phúc Thịnh xây dựng nên từ 30 triệu đồng tích cóp được và mượn bạn bè năm năm trước.
Giữa tháng 5, hội thảo khoa học hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp được Cao Đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng tổ chức. Phạm Nhật Phúc Thịnh được mời về dự với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là doanh nghiệp đóng góp cho chương trình đào tạo của nhà trường. Trong tham luận gửi hội thảo, bên cạnh góp ý về chương trình đào tạo, Thịnh “dành chút thời gian kể về quá trình làm việc của bản thân”.
Bạn kể: “Ngày ra trường tôi cũng đi xin việc như bao bạn khác cùng học và tốt nghiệp. Còn nhớ khi ấy tôi làm trong một công ty ở vị trí đúng chuyên ngành được học là vận hành cơ khí, được trả mức lương khiêm tốn tương đương lao động phổ thông. Tôi bắt đầu làm quen, học hỏi, kết hợp kiến thức được học ở trường và thực tế.
Sau ba tháng làm việc, tôi được lên vị trí tổ trưởng. Một năm sau tôi làm trưởng phòng sản xuất. Sau bốn năm tôi rời phòng máy sản xuất và chuyển sang phòng thiết kế. Làm ở đây hai năm, tôi đảm nhận vị trí trưởng phòng thiết kế của một công ty có 200 lao động. Khi ấy do có những hạn chế về sáng tạo, môi trường làm việc cộng với niềm đam mê cơ khí nên tôi quyết định rời bỏ công việc. Tôi muốn mở một công ty do chính mình gây dựng, làm chủ.
Thời gian đầu, với số tiền dành dụm và mượn bạn bè tôi mua được máy phay CNC đầu tiên. Có máy, tôi cố gắng hoàn thành tốt các đơn hàng nhỏ khách hàng đặt và tìm thêm nguồn hàng. Làm được bao nhiêu tiền tôi lại để dành tái đầu tư vào hệ thống máy móc để sản xuất. Sau năm năm thành lập, hiện công ty của tôi đã trang bị trên mười máy tiện, phay CNC và một số máy móc khác. Chúng tôi cũng liên kết với những đối tác có chung đơn hàng trong nước và những đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Ý, Thái Lan...”.
Làm tốt tối đa trong khả năng của mình
Sau buổi hội thảo, chúng tôi đến thăm xưởng cơ khí của Phúc Thịnh trên đường Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân (TP. HCM). Văn phòng của chàng giám đốc trẻ trưng bày những máy bay mô hình điều khiển từ xa rất đẹp. Cạnh đó là những loại linh kiện tinh xảo của máy bay này do công ty của Thịnh sản xuất. “Chúng tôi làm sản phẩm theo đơn đặt hàng. Những linh kiện máy bay mô hình này là của những người chơi đặt. Chúng tôi cũng cung cấp linh kiện đồ chơi cho khách hàng ở Thái Lan”, Phúc Thịnh chia sẻ.
Bên cạnh văn phòng công ty là nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông. Ở đó, những nam công nhân trẻ mặc áo thun đen đồng phục công ty say sưa bên máy tiện, phay, bào cắt gọt kim loại. Trong tiếng máy chạy rè rè, tiếng cưa cắt kim loại, Thịnh đi kiểm tra từng sản phẩm, trao đổi với công nhân về công việc. Anh cho biết hầu hết công nhân làm việc ở đây đều tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng cơ khí và cả học viên thực tập. Lương tháng trung bình của công nhân 4-6 triệu đồng/người.
Những ngày đầu khi mới từ bỏ vị trí trưởng phòng thiết kế để “ra riêng”, Thịnh bảo lúc ấy tâm lý của mình “khác dữ lắm”. Phúc Thịnh kể: “Cái cảm giác tự làm chủ công việc của mình với tôi thật đặc biệt. Mua được cái máy đầu tiên tôi vật lộn với các đơn hàng từng ngày. Đơn hàng nhiều lên làm không xuể, tôi thuê một người rồi hai người, năm người... Giờ đây tôi thuê nhà xưởng ở đây để làm. Tiền máy móc tôi đầu tư tất cả đã 5 tỷ đồng”.
Nhìn lại chặng đường đã qua, chàng giám đốc trẻ bảo rằng mình luôn đam mê, hết mình trong công việc. “Hồi đi học tôi cũng luôn cố gắng để là người giỏi nhất lớp. Ra trường đi làm tôi cố gắng giỏi nhất công ty. Giờ mở công ty tôi luôn chú ý trau chuốt từng chi tiết, sản phẩm. Tôi luôn cố gắng làm tốt tối đa trong khả năng của mình...”, Thịnh đúc kết.
Ra trường được 10 năm, Thịnh bảo mình luôn ý thức về bổn phận, trách nhiệm của người đi trước đối với lớp đi sau. “Tôi đang nhận học sinh về thực tập với mục đích giúp các bạn làm quen môi trường làm việc chuyên nghiệp, có những kiến thức mà đôi khi ở trường không được học. Là người tuyển dụng, tôi luôn đặt đạo đức nghề nghiệp của ứng viên lên trước tiên rồi mới đến chuyên môn”, chàng giám đốc trẻ nói.
Sử dụng được tiếng Anh vì... xấu hổ
“Hồi mới ra trường tôi cũng chỉ biết sơ sơ tiếng Anh từ trường dạy, nhưng đi làm không sử dụng được bao nhiêu. Đến khi giao dịch với khách hàng ở nước ngoài cần phiên dịch bên cạnh, lúc đó mới thấy mình không nói được tiếng Anh rất xấu hổ nên tự học. Hiện công việc hằng ngày tôi cũng thường xuyên phải chat, email với khách hàng bằng tiếng Anh” - Phạm Nhật Phúc Thịnh kể.
Theo Tuổi trẻ
0 8 thói quen giúp bạn tích luỹ tiền bạc hiệu quả
Với một vài thói quen nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên một tài sản lớn từ mức lương còn khiêm tốn của mình.
Nhận một mức lương 6 con số, một cuộc sống không phải lo lắng về tài chính luôn là mơ ước của bất cứ người nào trên thế giới này. Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn để được đứng vào top 1% người có thu nhập cao nhất thế giới như vậy. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng bạn không thể thụhưởngcuộc sống.
Nancy Butler, một chuyên gia trong lập kế hoạch tài chính tại Mỹ cho biết: “Nếu nhìn vào tổng số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời của bạn, bạn sẽ thấy hầu hết ai cũng có tổng thu nhập trên 6 con số, thế nhưng lại có rất ít người có thể trở thành triệu phú. Điều làm nên khác biệt ở đây chính là cách họ quản lý số tiền của mình.”
Với một vài thói quen nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên một tài sản lớn từ mức lương còn khiêm tốn của mình.
1. Thay đổi cách suy nghĩ về tiết kiệm
Thông thường, sau khi trừ đi những khoản chi tiêu hàng tháng và các loại thuế, bạn thường nhận ra rằng có lẽ bây giờ chưa phải là lúc để bạn bắt đầu tiết kiệm vì số tiền còn lại có thể là quá ít ỏi. Thế nhưng, bạn có biết rằng nếu bạn cứ tiếp tục chi tiêu như vậy, sẽ chẳng biết tới khi nào bạn mới có thể bắt đầu kế hoạch tích luỹ cho chính bản thân mình.
Vì thế, chúng ta cần một sự thay đổi nhỏ ở đây. Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền bạn kiếm được hàng tháng, hãy trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm ngay từ ban đầu, sau đó cân nhắc chi tiêu số còn lại. Thoạt nhìn 2 cách làm này khá tương tự nhau, nhưng về hiệu quả thì lại khác nhau hoàn toàn.
Theo Butler: “Hầu hết mọi người thường chi tiêu trước và chỉ tiết kiệm số còn lại. Lý do là khi tài khoản của bạn tăng lên, theo một lẽ tự nhiên, các nhu cầu của bạn cũng sẽ tăng theo, như vậy sẽ thật khó để khiến bạn dừng lại chừng nào bạn vẫn còn tiền trong tài khoản.
Vì thế, kế hoạch tiết kiệm của bạn sẽ hoàn toàn khả thi nếu như bạn trích ra một khoản để tiết kiệm ngay từ khi mới nhận lương, đóng thuế rồi mới cân nhắc số còn lại cho hợp lý. Tuy nhiên, chớ nên hiểu lầm rằng bạn phải tiết kiệm 50% thu nhập của mình rồi sống “cầm hơi” qua ngày.
Cũng đừng đánh giá thấp con số 5% vì dù sao như vậy vẫn tốt hơn là không tiết kiệm một chút nào. Thử làm phép nhân 5% với toàn bộ thời gian làm việc của bạn cho tới lúc nghỉ hưu, con số mà bạn nhận được sẽ chẳng hề nhỏ bé.
2. Có một mục tiêu cụ thể
Làm gì với số tiền tích luỹ được là câu mà bạn nên tự hỏi bản thân trước khi bắt đầu kế hoạch của mình. Cũng giống như một vận động viên luyện tập ngày đêm để có thể giành chức vô địch tại thế vận hội, sẽ thật khó để bạn có thể tiết kiệm chi tiêu một cách hiệu quả khi bạn không biết mình sẽ làm gì với số tiền đó.
Các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên có một bản kế hoạch 5 năm, trong đó ghi cụ thể những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian đó và bạn cần làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Và bất kể mục tiêu của bạn là gì, mua nhà, mua xe hơi, đi du lịch hay tiết kiệm cho tuổi già, chỉ cần mục tiêu đó lúc nào cũng hiện hữu trong đầu bạn, bạn sẽ có thêm động lực để hoàn thành mục tiêu của mình.
3. Sống giản dị như những triệu phú “bí ẩn”
Nhắc tới triệu phú hay tỷ phú, chúng ta thường liên tưởng tới những siêu biệt thự khổng lồ và gara xe thể thao hào nhoáng. Tuy nhiên, đa số các triệu phú trên thế giới đều không sống như vậy. Có thể kể tới hàng loạt những tỷ phú đáng để chúng ta học hỏi.
Với 58,2 tỷ USD (năm 2014), nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện vẫn sống ở thành phố quê hương ông Omaha, Nebraska, trong ngôi nhà ông mua với giá 31.500 USD từ 50 năm trước. Phòng làm việc của ông thậm chí còn không có máy vi tính hay bảng giá chứng khoán.
Còn người giàu thứ 2 thế giới năm 2014 với 64 tỷ USD, Amancio Ortega, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Zara nổi tiếng vẫn sống trong một căn hộ chung cư khiêm nhường ở Tây Ban Nha. Nếu không theo dõi tin tức, có thể những người láng giềng sẽ chẳng thể tin rằng họ đang sống cạnh những tỷ phú.
Theo Tiến sĩ Thomas J. Stanley, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The Millionaire Next Door: The Surprising Secrets of America’s Wealthy” (tạm dịch: Khi láng giềng là triệu phú: Sự thật bất ngờ về sự giàu có của nước Mỹ), “Các triệu phú không nổi tiếng bằng cách khoe tiền của họ.”
Tiến sĩ Stanley đã dành 2 thập kỷ để phỏng vấn với các triệu phú và kết luận rằng “Các triệu phú tại Mỹ trở nên giàu có do làm việc chăm chỉ, đầu tư thông minh và sống tiết kiệm.”
Điển hình như David Sapper, chủ sở hữu của một công ty kinh doanh xe hơi cũ tại Las Vegas, cùng vợ kiếm được 500.000 USD một năm nhưng hiếm khi tiêu quá 2.500 USD trong một tháng. Bằng cách sử dụng 90% thu nhập của mình để tiết kiệm và đầu tư, Sapper dự định sẽ nghỉ hưu sớm và đi du lịch.
4. Hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ
Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hay 30, về hưu xem chừng còn quá xa vời và việc tiết kiệm cho lúc đó xem ra chưa phải là việc ưu tiên lúc này.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà bạn còn đang phải dành một khoản tiền không nhỏ cho các buổi tiệc, mừng đám cưới, trả tiền nhà và sử dụng nốt phần còn lại cho những điều cần thiết cho tuổi trẻ như đi du lịch nước ngoài hay mua sắm một vài món đồ thời thượng.
Vậy nhưng thật không may, bạn tiết kiệm càng muộn, số tiền bạn cần bỏ ra càng nhiều. Và ngược lại khi bạn tiết kiệm từ sớm, bạn sẽ hiểu được sức mạnh của “lãi kép”.
Hãy thử với một ví dụ đơn giản như thế này, giả sử bạn đang 30 tuổi và mỗi tháng bạn chuyển 50 USD vào tài khoản tiết kiệm của mình với lãi suất 7%, sau 20 năm số tiền mà bạn nhận được sẽ lên tới 56.000 USD.
Trong khi đó, nếu như bạn chờ tới năm 40 tuổi để bắt đầu tiết kiệm, hàng tháng bạn sẽ phải bỏ ra 110 USD để có thể đạt được con số trên ở độ tuổi 50.
Còn nếu như bạn bắt đầu kế hoạch của mình từ độ tuổi 20, con số mà bạn phải bỏ ra hàng tháng sẽ còn thấp hơn rất rất nhiều.
5. Nắm rõ các khoản thu chi cá nhân
Nhiều lúc chúng ta tự hỏi rằng mình đã tiết kiệm hết mức có thể mà tại sao số tiền tiết kiệm được lại chẳng “thấm vào đâu” so với con số mình nhẩm tính. Lý do có thể do chúng ta đã không quản lý nguồn tiền của mình một cách có hiệu quả.
Một khi không nắm rõ các giao dịch trên tài khoản ngân hàng của mình, bạn sẽ không thể biết chính xác con số bạn cần để có thể thực hiện được bản kế hoạch của mình cũng như không biết khi nào nên dừng các cuộc mua sắm lại. Hãy tập trở thành “giám đốc tài chính” cho chính hộ gia đình của bạn.
6. Tránh xa các khoản nợ
Có lẽ ít người trong chúng ta mà chưa từng mắc nợ bao giờ, không ít thì nhiều. Một điểu không thể bỏ qua khi bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm đó là rà soát và “thanh toán” hết các khoản nợ còn tồn đọng.
Càng sớm càng tốt bởi chừng nào bạn vẫn còn chưa thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn nợ nần đó, bạn khó có thể dành hết tâm trí của mình cho cái kế hoạch kia. Bạn sẽ luôn cần tới một “quỹ dự phòng” nho nhỏ dành cho những công việc đột xuất như hỏng xe và những lúc đau ốm.
7. Tăng thu nhập
Tìm cách để tăng thu nhập, đây có lẽ là điều chúng ta thường nghĩ tới đầu tiên nhưng không phải lúc nào cũng khả thi. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo số tiết kiệm cũng gia tăng bởi lẽ khi thu nhập tăng lên, cách sống của chúng ta cũng thay đổi theo điều đó. Ngoài việc được tăng lương từ công việc chính của mình, còn một vài cách khác để bạn có thể cải thiện thu nhập của mình.
Thứ nhất, bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách làm thêm một công việc thứ hai, đó có thể là một công việc bán thời gian mà bạn yêu thích hoặc có liên quan tới công việc hiện tại của bạn. Không chỉ giúp tăng thêm thu nhập, bạn sẽ cảm thấy sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn khi được làm những gì mình yêu thích.
Một người bạn của tôi hiện đang phụ trách mảng kỹ thuật cho một công ty tư nhân, tuy nhiên anh cũng là một người đam mê nhiếp ảnh và ảnh của anh cũng được khá nhiều người yêu thích. Vì thế, anh thường tranh thủ cuối tuần chụp ảnh dịch vụ để có thêm thu nhập.
Một ý tưởng khác là bạn có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài (nên có sự trợ giúp từ các chuyên gia tài chính). Nguồn thu nhập càng đa dạng, khả năng thành công của kế hoạch tiết kiệm của bạn càng cao.
8. Sử dụng dịch vụ tư vấn
Dù thế nào đi chăng nữa, đôi lúc bạn sẽ vẫn cần tới lời khuyên của các nhà tư vấn tài chính bởi cuộc sống luôn có rất nhiều bất ngờ ở phía trước. Có thể bạn là người thực hiện nghiêm túc 7 điều trên, nhưng chỉ một biến cố cũng có thể đưa toàn bộ công sức của bạn trở thành vô ích.
Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chẳng hạn. Hoặc một quyết định sai lầm trong lúc nóng giận cũng có thể dẫn tới hậu quả không lường trước được. Vì vậy, một chuyên gia có kinh nghiệm sẽ giúp bạn thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như những lời khuyên hợp lý trong bất kỳ tình huống nào.
LK
Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider
0 Ăn nên làm ra nhờ ốc
Tấp nập người ra vào, khách phải đợi tới 30 phút mới có món là hình ảnh thường xuyên xảy ra tại các cửa hàng ốc. Vất vả sớm khuya, nhưng bù lại tiểu thương thu lãi gần 20 triệu đồng một tháng.
Ốc là món ăn dân dã, khoái khẩu của dân nhậu và trở thành thú vui của người dân Sài Gòn vào mỗi buổi chiều tối. Vì thế mà 6 năm qua, quán ốc của chị Thanh tại con hẻm nhỏ trên đường Dạ Nam, phường 2, quận 8, TP HCM tối nào cũng đều đều chục bàn ăn, dù thứ 2 hay thứ 7.
Chị Thanh cho biết, bình quân mỗi tối chị bán 8-10 triệu tiền ốc. Trung bình một tháng sau khi trả tiền mặt bằng, nhân viên, điện nước, thuế chị còn lời khoảng 15-16 triệu đồng.
Mỗi kg nghêu thường, chị lấy mối ở chợ Hòa Bình, dao động 30.000-35.000 đồng một kg, chị chia ra làm 2 phần. Sau khi chế biến mỗi phần có giá 60.000 đồng. Trừ chi phí chị còn lời 60.000 đồng một kg. Một ngày chị bán ít nhất cũng được trên 10kg nghêu. Còn các loại ốc khác, một ngày chị cũng tiêu thụ 10-20 kg, tùy giá cả mỗi loại mà chi phần cho phù hợp.
Hầu hết các quán ốc khi nào cũng tấp nập người ra vào. Ảnh: TH |
Các cửa hàng ốc dọc con đường Phan Văn Hân, Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh), Dạ Nam (quận 8), Tô Hiến Thành (quận 10) lúc nào cũng đông nghẹt. Nhiều cửa hàng đã phải di chuyển sang mặt bằng mới rộng hơn để phục vụ khách. Quán ốc trên đường Ung Văn Khiêm, sau khi thấy lượng khách đến ăn ngày càng đông, chủ cửa hàng ở đây đã chuyển mặt bằng sang chỗ mới có tầng rộng và đẹp hơn.
Nhân viên giữ xe ở đây chia sẻ: “Quán ở đây khi nào cũng đông nghẹt, nhiều khi đông quá, sắp xe không kịp thở. Một ngày trung bình tôi giữ cả 100 chiếc xe máy, bình quân khoảng gần 200 khách tới ăn”.
Chủ quán cho biết buổi sáng mối của chị ở chợ Bình Điền luôn đến giao ốc, mỗi loại lấy khoảng 15-20 kg. Riêng đối với thủy hải sản như tôm, mực lấy với số lượng ít hơn khoảng 5-7 kg vì loại này không để được lâu. Nếu sang ngày tôm, mực sẽ không còn ngon dù đã để lạnh.
“Vì có mối quen ở chợ Bình Điền nên tôm, cua, ốc tôi đặt hàng đều rẻ hơn so với các chợ khác 5.000-7000 đồng. Do vậy mỗi đĩa ốc của tôi bán ra với giá 40.000-60.000 đồng tùy loại”, chủ quán ở đây chia sẻ.
Chủ quán ở đây cũng tính toán, nếu trừ đi tất cả các chi phí, một tối chị cũng lời được khoảng 1 triệu đồng. Bình quân một tháng thu nhập của chị dao động quanh mức 18-23 triệu đồng.
Không thu được khoản lời cao như chủ cửa hàng trên nhưng với chiếc xe đẩy cũ kĩ cô Ba bán ốc tại khu du lịch Văn Thánh (quận Bình Thạnh) cũng thu về được khoản lời chục triệu đồng mỗi tháng.
Cô Ba kể, mỗi đĩa ốc của cô chỉ có giá 20.000-30.000 đồng. Chiều nào cô cũng đẩy xe trước cổng khu lịch bán từ 17h đến 20h. Sau 20h cô lại tiếp tục đẩy xe đẩy sang một con hẻm nhỏ bên đường Điện Biên Phủ bán nốt số ốc còn lại cho tới 24h. Có những đêm không ngủ được cô thức bán tới 1-2h đêm. Chiều nào cũng như vậy, cô bán được 500.000-600.000 tiền ốc.
Vì không phải trả tiền mặt bằng, vừa chế biến kiêm phục vụ nên mỗi tối cô thu về 350.000 tiền lời. Vị chi mỗi tháng cô cũng kiếm được 10 triệu đồng.
Giải thích lý do di chuyển hằng đêm cô Ba cho biết, thường trước cổng khu du lịch đến 9h đóng cửa và hết khách, trong khi đó, con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ lại có khách ăn về đêm nên di chuyển để có thêm khách. Hầu hết khách ở con hẻm nhỏ này là xe ôm, sinh viên, người đi đường.
Chia sẻ về kinh nghiệm bán hàng, cô Ba cho hay, bán giá thấp là chiêu hút khách của cô. Thay vì bán đĩa ốc 60.000 đồng như các quán, cô bán đĩa nhỏ hơn với giá 20.000-30.000 đồng. Giá này phù hợp với túi tiền của sinh viên, tài xế taxi.
Còn chị Thanh, chủ quán ốc ở quận 8 tiết lộ, để hút khách người bán phải tự chế biến một số gia vị đặc trưng, nước chấm phải ngon phù hợp với khẩu vị đa số thực khách. Khi lấy hàng chỉ nên lấy với số lượng vừa đủ, không nên để dư nhiều, vì ốc để qua ngày sẽ gầy và mất độ tươi ngon.
Chị Thanh khuyên đối với những cửa hàng mới mở thay vì lấy mỗi loại ốc khoảng 15 kg như quán chị, chỉ nên lấy khoảng 5 kg. Thời gian đầu nếu có lỗ cũng phải kiên trì, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận, khi người ăn đã tin tưởng, đó là lúc hái ra tiền, bù đắp vào khoản lỗ trước đó cũng chưa muộn. Ngoài ra, khi tuyển nhân viên, nên chọn những người hiền, khuôn mặt dễ nhìn.
2 Làm giàu bằng tiền người khác
Bạn có thể đã từng nghe về cách làm giàu của ông “vua vận tải” Daniel Ludwig bằng cách mượn tiền người khác (Other People’s Money).
Chúng tôi muốn giới thiệu thêm một cách làm giàu cũng bằng tiền người khác nhưng không phải vay mượn. Đây là kinh nghiệm được chia sẻ bởi James Joseph Ling – người thiết lập Tập đoàn LTV (Ling-Temco-Vought)Corporation tại Mỹ vào những năm 1960.
Về kinh nghiệmcủa mình, James Ling đã nói “Quan trọng nhất là bạn phải giải được bài toán 2+2=5 hoặc 6.” Thực chất cách làm giàu này cũng mang ý nghĩa là vay mượn tiền người khác nhưng nó không trực tiếp là vay mượn. Đó là cách vay mượn sòng phẳng, công bằng. Đó chính là điều làm tên tuổi của James nổi tiếng khắp thế giới. Nội dung bí quyết làm giàu này như sau.
Một ngày nọ, bạn lóe sáng trong đầu một ý tưởng kinh doanh rực rỡ, đầy tiềm năng. Bạn cần vốn để thực hiện ý tưởng đó, nhưng bạn lại không có đủ tiền, thậm chí quá ít. Vậy bạn sẽ làm gì để biến nó thành sự thật?
Giải pháp của bạn nên là…
Hãy tìm đến vài người bạn giàu có và trình bày ý tưởng của mình, hỏi xem họ có chấp nhận rủi ro để bỏ vốn hợp tác để cùng nhau kinh doanh, hay nói cách khác là mời họ làm những người đồng sáng lập công ty. Nên nhấn mạnh từ “rủi ro” để mọi người hiểu thực tế là bạn không hề mượn tiền ai, cũng không hứa hẹn là sẽ trả lại những gì. Đây là việc mọi người tự nguyện hợp tác với nhau một cách công bằng, những người bạn này theo đúng nghĩa là “cổ đông” cùng sở hữu công ty với bạn. Nếu công ty ăn nên làm ra, ai cũng có lợi nhuận. Nếu công ty chẳng may thua lỗ, tất cả sẽ cùng nói lời chia tay với tiền của mình.
Cụ thể hơn một chút, giả sử bạn có một ý tưởng nghe rất tuyệt và bạn là một người có tài trình bày đã thuyết phục được năm người bạn khác cùng tham gia. Mỗi người sẽ bỏ ta 10.000USD, thì tổng vốn ban đầu của công ty sẽ là 50.000USD. Điều này đồng nghĩa với chuyện mỗi người bạn sẽ sở hữu một cổ phần của công ty. Bạn cũng sở hữu một phần, mặc dù bạn không bỏ ra đồng nào. Với thỏa thuận là thay vì đóng góp bằng tiền, bạn sẽ phụ trách toàn bộ việc kinh doanh của công ty – thực tế thì đây là việc bạn muốn làm ngay khi nảy sinh ra ý tưởng. Như vậy, bạn nghiễm nhiên sẽ trở thành giám đốc điều hành công ty (vị trí này chỉ có một), còn năm người bạn kia vẫn dành thời gian làm công việc của họ, không tham gia việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Họ, có thể nói, là những người đang bỏ tiền ra chơi một trò chơi mạo hiểm về tài chính.
Thế là bạn đang điều hành việc kinh doanh ý tưởng của mình với một công ty nhỏ gồm sáu cổ đông, bằng cách áp dụng phương pháp OPM mà không phải bỏ ra một đồng nào. Nếu có lợi nhuận, bạn sẽ được nhận một trong sáu phần đó.
Về lâu dài, nếu công ty thành công, bạn có thể chọn lựa nhiều hướng tiếp theo. Bạn có thể giữ nguyên nội bộ cổ đông nếu những người bạn không muốn có sự tham gia của người ngoài. Còn trong trường hợp các thành viên ban đầu muốn rút vốn bằng tiền mặt, bạn có thể mở rộng danh sách cổ đông ra bên ngoài. Bạn có thể phát triển sáu cổ đông thành hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn với giá trị cổ phần ngang nhau. Bên cạnh đó bạn có thể nâng hoặc giảm giá cổ phần trên thị trường trong hoàn cảnh thích hợp. Nếu việc kinh doanh thực sự thành công, số vốn góp 10.000USD ban đầu sẽ được bán cao hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể tạo ra những cổ phần mới, bán ra ngoài thị trường và lấy tiền góp vốn phát triển công ty. Hoặc bạn có thể giữ lại vài cổ phần, xây dựng những công ty con rồi bán lại cho người khác.
Bằng cách này, bạn có thể xây dựng được cho mình cả tập đoàn to lớn mà hầu như hoặc hoàn toàn bằng tiền người khác.
Chuyện “xây tập đoàn” của James Joseph Ling
James J. Ling, được biết với tên gọi thân mật Jimmy, người đã thiết lập nên một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ chỉ trong vòng 14 năm. Suốt những năm 1960, người ta biết đến cái tên James Ling là một doanh nhân thành đạt như Harold Geneen của Công ty Truyền thông Quốc tế và Charles G. Bluhdorn của Gulf & Western Industries, người không ngừng theo đuổi việc xây dựng một tập đoàn ngày càng hùng mạnh.
James Ling sinh năm 1922, lớn lên trong một gia đình nghèo ở Hugo – Oklahoma. Năm 22 tuổi, ông gia nhập hải quân sau đó được chuyển qua Philippines. Tại đây, ông làm việc thu hồi và sửa chữa thiết bị điện từ việc dỡ tàu. Hai năm sau khi được giải ngũ, ông đã bán ngôi nhà ở Dallas của mình với 2.000USD để mở một công ty chuyên ký hợp đồng lắp đặt điện cho hộ gia đình. Doanh thu tăng trưởng từ 70.000USD trong năm đầu tiên lên tới 1,5 triệu USD vào năm 1955. Ngay sau đó, ông đã mua một công ty về công nghiệp không gian vũ trụ, “vật lộn” với một mớ giấy nợ từ nhiều nơi và ngân hàng. Năm 1960, Ling sáp nhập với Công ty Temco Electronics and Missiles. Năm tiếp theo, ông mua lại Chance Vought Inc., một công ty sản xuất máy bay. Từ năm 1972, tập đoàn này chính thức lấy tên Ling-Temco-Vought viết tắt là LTV.
Đây là tập đoàn tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ từ năm 1955 đến 1965, theo tạp chí Fortune năm 1966. Đỉnh cao của LTV là năm 1969, với 29.000 công nhân cung ứng 15.000 loại sản phẩm riêng biệt – từ hamburger đến tên lửa, từ vợt tennis đến máy bay ném bom.
Với thành công đó, năm 1984 tạp chí Inc. gọi ông là “Beethoven tài chính” người có thể hình dung ra cả một bản giao hưởng khi người khác chỉ nghe một câu nhạc. Đồng nghiệp nhận xét “Khi ông ta nói, bạn phải “nghe nhanh”. Mỗi ngày của ông là một trò cá cược với tiền. Người ta nhìn ông như một anh chàng Texas gan dạ với thần kinh thép đang biểu diễn những trò nhào lộn rủi ro với đồng tiền.
James J. Ling mất ngày 17.12.2003 ở tuổi 81 với căn bệnh ung thư. Vợ ông mất năm 1991. Hiện tại ông còn một con gái, ba con trai, 13 cháu và 23 chắt.
Theo Tạp Chí Marketing
0 Bí quyết kinh doanh làm giàu của cô gái 24 tuổi
Khủng hoảng kinh tế năm 2013, bí quyết kinh doanh làm giàu như thế nào để cô gái 24 tuổi có thể kiếm được triệu đô.
Trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều người phải cố gắng cung cấp nhu cầu thiết yếu chứ ít ai dám nghĩ tới việc kinh doanh làm giàu.
Bí quyết kinh doanh thời khủng hoảng kinh tế của cô gái 24 tuổi
“Làm việc giúp chúng tôi kinh doanh, làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế, vậy nên làm việc 16 tiếng một ngày là chuyện bình thường”, Jiajia Wang, 24 tuổi, lý giải về sự thành công của người Trung Quốc ở Tây Ban Nha. Cô gái 24 tuổi đã chia sẻ những bí quyết kinh doanh làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế của cô qua chuyện kể từ những ngày đầu đặt chân đến đất Tây Ban Nha. Khủng hoảng kinh tế 2013 bạn nên làm gì??? bạn có thể tham khảo bài viết để có cái nhìn đa chiều về khủng hoảng kinh tế.
“Cả nhà tôi từng phải ăn trứng để tồn tại”, Jiajia Wang nhớ lại thời điểm gia đình cô mới chuyển tới thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, hơn 20 năm về trước. Khi đó, cha mẹ cô, những người nhập cư không tiền, không địa vị, không bằng cấp, đã phải làm việc suốt 12 tiếng mỗi ngày tại một nhà hàng gốc Hoa để nuôi sống cả gia đình với 4 miệng ăn.
5 năm sau, cha mẹ cô quyết định mua lại một nhà hàng với số tiền vay mượn từ những người thân quen. Để tiết kiệm chi phí, nhân viên rửa bát không ai khác chính là Wang và em trai cô. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình lại trở về căn nhà chật hẹp, nơi cha mẹ Wang kê đệm ngủ trong buồng tắm và nhường căn phòng còn lại cho hai đứa con.
Hiện tại, trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới việc 50% thanh niên Tây Ban Nha phải chịu cảnh thất nghiệp, Wang, 24 tuổi, với tấm bằng nghiên cứu sinh ngành kinh tế ở đại học Harvard trong tay, đã có tới 4công việc. Cô vừa dạy tiếng Trung, vừa làm nhiệm vụ tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc ở Tây Ban Nha, trong khi vẫn điều hành một nhà xuất bản và viết tiểu thuyết lãng mạn. Mỗi tháng cô đều gửi 1.000 EUR, khoảng 1.300 USD, về nhà để phụ giúp cha mẹ, những người đã nghỉ hưu từ năm ngoái.
“Cả nhà tôi từng phải ăn trứng để tồn tại”, Jiajia Wang nhớ lại thời điểm gia đình cô mới chuyển tới thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, hơn 20 năm về trước. Khi đó, cha mẹ cô, những người nhập cư không tiền, không địa vị, không bằng cấp, đã phải làm việc suốt 12 tiếng mỗi ngày tại một nhà hàng gốc Hoa để nuôi sống cả gia đình với 4 miệng ăn.
5 năm sau, cha mẹ cô quyết định mua lại một nhà hàng với số tiền vay mượn từ những người thân quen. Để tiết kiệm chi phí, nhân viên rửa bát không ai khác chính là Wang và em trai cô. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình lại trở về căn nhà chật hẹp, nơi cha mẹ Wang kê đệm ngủ trong buồng tắm và nhường căn phòng còn lại cho hai đứa con.
Hiện tại, trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới việc 50% thanh niên Tây Ban Nha phải chịu cảnh thất nghiệp, Wang, 24 tuổi, với tấm bằng nghiên cứu sinh ngành kinh tế ở đại học Harvard trong tay, đã có tới 4công việc. Cô vừa dạy tiếng Trung, vừa làm nhiệm vụ tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc ở Tây Ban Nha, trong khi vẫn điều hành một nhà xuất bản và viết tiểu thuyết lãng mạn. Mỗi tháng cô đều gửi 1.000 EUR, khoảng 1.300 USD, về nhà để phụ giúp cha mẹ, những người đã nghỉ hưu từ năm ngoái.
Bí quyết kinh doanh thời khủng hoảng kinh tế
Câu chuyện của gia đình Wang là một minh chứng tuyệt vời cho cách mà 170.000 dân nhập cư Trung Quốc ở Tây Ban Nha đang sử dụng, không chỉ để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, mà còn nhằm vươn tới một tương lai tốt đẹp. Thành công đó là nhờ vào sức lao động không mệt mỏi, cùng đức tin vào những điều răn của Nho giáo về lòng trung thành với gia đình, giữa lúc thất nghiệp và chính sách cắt giảm ngân sách đang đe dọa tới cuộc sống của người dân Tây Ban Nha. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, họ đã chứng minh việc kinh doanh làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế là hoàn toàn khả thi.
“Các gia đình Trung Quốc không bị lệ thuộc quá nhiều vào chính phủ, bởi bản thân mỗi gia đình đã là một nhà nước phúc lợi, một ngân hàng và một xã hội thu nhỏ. Tất cả trong một”, Wang nói.
“Đối với những người Trung Quốc từng phải sống trong một gia đình nghèo khổ”, cô nói thêm, “làm việc 16 tiếng một ngày chẳng có gì đáng kể, và chính điều đó đã khiến chúng tôi đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế.”
Bản thân chính phủ Tây Ban Nha dường như đã nhận ra tầm quan trọng của vấn đề nói trên. Bằng chứng là hồi tháng 11 vừa qua, chính phủ nước này đã thông qua một bộ luật, trong đó cho phép cấp giấy phép cư trú cho những công dân nước ngoài đã mua nhà tại Tây Ban Nha với trị giá hơn 160.000 EUR. Theo lời các nhà lập pháp, sự điều chỉnh này hướng tới những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Nga.
Giữa lúc người Tây Ban Nha đang gặp rắc rối trong việc giữ công việc và nhà cửa của chính mình, thì dân nhập cư Trung Quốc tại hai thành phố Barcelone và Madrid lại lợi dụng sự đổ vỡ của bong bóng bất động sản để kinh doanh, làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế bằng việc xây dựng các doanh nghiệp và mua bán nhà đất.
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động Tự do Quốc gia Tây Ban Nha, trong số 8.613 người nước ngoài xin giấy phép mở doanh nghiệp hồi 10 tháng qua, có tới 2.569 người Trung Quốc, chiếm khoảng 30%.
InfoChina Gestión, một công ty bất động sản có trụ sở tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha, với đối tượng khách hàng là các nhà đầu tư Trung Quốc, cho biết số lượng những ngôi nhà được bán với giá từ 70.000 tới 100.000 EUR cho người Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi năm ngoái, lên tới 813 căn. Mr. House, một doanh nghiệp nhà đất khác cũng được đặt tại Madrid, cho biết mỗi tháng họ bán được ít nhất 10 căn nhà cho các khách hàng Trung Quốc. Phần lớn trong số đều họ trả ít nhất 80% tiền mặt.
Ngoài nguyên tắc làm việc, các mô hình kinh doanh mà dân nhập cư Trung Quốc lựa chọn cũng phần nào lý giải nguyên nhân thành công của họ. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các khu chợ, tiệm hớt tóc và siêu thị giá rẻ của người Trung Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho người tiêu dùng Tây Ban Nha.
“Nếu không có những cửa hàng giá rẻ của người Trung Quốc, việc chi tiêu tiết kiệm sẽ gần như không tưởng”, Ester Maduerga, 30 tuổi, nhân viên bán hàng, nói khi đang ngắm những chiếc túi xách và thắt lung da tại One Hundred and More, một khu chợ của người Hoa.
Xi Li He, 26 tuổi, quản lý và thủ quỹ của One Hundred and More, cho biết việc kinh doanh đang phát triển rất tốt, một phần nhờ việc hạ giá các nhu yếu phẩm giá rẻ có xuất xứ Trung Quốc.
Trước khi khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008, làn sóng đầu tư của người Trung Quốc vào Tây Ban Nha gần như không có. Vậy mà chỉ sau ba năm, con số này đã đạt tới 70 tỷ EUR, theo số liệu của ICEX, một cơ quan đầu tư của chính phủ Tây Ban Nha.
Theo Ivana Casaburi, một giáo sư về tiếp thị quốc tế tại trường kinh doanh Esade, Barcelona, lý do Tây Ban Nha có thể thu hút các nhà đầu từ Trung Quốc là vì vị trí cửa ngõ xâm nhập Liên minh châu Âu, khối thương mại lớn nhất Thế giới, của nước này.
Isla Ramos Chaves, giám đốc điều Lenovo, công ty sản xuất máy vi tính của Trung Quốc, cho rằng dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế, Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối euro, vẫn là thị trường mà các công ty của Trung Quốc rất háo hức khai thác. Bà cũng nói thêm rằng, việc các công ty đa quốc gia Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng trên đất Tây Ban Nha, một phần là nhờ sự hỗ trợ của thị trường nội địa khổng lồ tại quê nhà.
Các giám đốc điều hành của Haier, một công ty sản xuất thiết bị Trung Quốc cho rằng thay vì đẩy lùi Haier, những cơ hội kinh doanh làm giàu mới trong thời khủng hoảng kinh tế đã đến với doanh nghiệp của họ. Lần đầu tiên, người Tây Ban Nha sẵn sàng chuyển sang sử dụng những chiếc máy điều hòa và máy giặt với mức giá cạnh tranh, dù thương hiệu không mấy nổi tiếng.
“Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ thành công đến thế nếu thị trường vẫn tiếp tục ổn định và trên đà phát triển”, Santiago Belenguer, tổng giám đốc điều hành của Haier Tây Ban Nha, nói.
Khác với Hy Lạp và nhiều quốc gia châu Âu khác, sự thành công của dân nhập cư Trung Quốc ở Tây Ban Nha không hề tạo ra làn sống bài Hoa dữ dội. Theo các chuyên gia, thái độ tích cực này có được là bởi sau chế độ tộc tài của quốc trưởng Francisco Franco, Tây Ban Nha đã trở thành một đất nước của những người nhập cư.
“Các gia đình Trung Quốc không bị lệ thuộc quá nhiều vào chính phủ, bởi bản thân mỗi gia đình đã là một nhà nước phúc lợi, một ngân hàng và một xã hội thu nhỏ. Tất cả trong một”, Wang nói.
“Đối với những người Trung Quốc từng phải sống trong một gia đình nghèo khổ”, cô nói thêm, “làm việc 16 tiếng một ngày chẳng có gì đáng kể, và chính điều đó đã khiến chúng tôi đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế.”
Bản thân chính phủ Tây Ban Nha dường như đã nhận ra tầm quan trọng của vấn đề nói trên. Bằng chứng là hồi tháng 11 vừa qua, chính phủ nước này đã thông qua một bộ luật, trong đó cho phép cấp giấy phép cư trú cho những công dân nước ngoài đã mua nhà tại Tây Ban Nha với trị giá hơn 160.000 EUR. Theo lời các nhà lập pháp, sự điều chỉnh này hướng tới những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Nga.
Giữa lúc người Tây Ban Nha đang gặp rắc rối trong việc giữ công việc và nhà cửa của chính mình, thì dân nhập cư Trung Quốc tại hai thành phố Barcelone và Madrid lại lợi dụng sự đổ vỡ của bong bóng bất động sản để kinh doanh, làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế bằng việc xây dựng các doanh nghiệp và mua bán nhà đất.
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động Tự do Quốc gia Tây Ban Nha, trong số 8.613 người nước ngoài xin giấy phép mở doanh nghiệp hồi 10 tháng qua, có tới 2.569 người Trung Quốc, chiếm khoảng 30%.
InfoChina Gestión, một công ty bất động sản có trụ sở tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha, với đối tượng khách hàng là các nhà đầu tư Trung Quốc, cho biết số lượng những ngôi nhà được bán với giá từ 70.000 tới 100.000 EUR cho người Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi năm ngoái, lên tới 813 căn. Mr. House, một doanh nghiệp nhà đất khác cũng được đặt tại Madrid, cho biết mỗi tháng họ bán được ít nhất 10 căn nhà cho các khách hàng Trung Quốc. Phần lớn trong số đều họ trả ít nhất 80% tiền mặt.
Ngoài nguyên tắc làm việc, các mô hình kinh doanh mà dân nhập cư Trung Quốc lựa chọn cũng phần nào lý giải nguyên nhân thành công của họ. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các khu chợ, tiệm hớt tóc và siêu thị giá rẻ của người Trung Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho người tiêu dùng Tây Ban Nha.
“Nếu không có những cửa hàng giá rẻ của người Trung Quốc, việc chi tiêu tiết kiệm sẽ gần như không tưởng”, Ester Maduerga, 30 tuổi, nhân viên bán hàng, nói khi đang ngắm những chiếc túi xách và thắt lung da tại One Hundred and More, một khu chợ của người Hoa.
Xi Li He, 26 tuổi, quản lý và thủ quỹ của One Hundred and More, cho biết việc kinh doanh đang phát triển rất tốt, một phần nhờ việc hạ giá các nhu yếu phẩm giá rẻ có xuất xứ Trung Quốc.
Trước khi khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008, làn sóng đầu tư của người Trung Quốc vào Tây Ban Nha gần như không có. Vậy mà chỉ sau ba năm, con số này đã đạt tới 70 tỷ EUR, theo số liệu của ICEX, một cơ quan đầu tư của chính phủ Tây Ban Nha.
Theo Ivana Casaburi, một giáo sư về tiếp thị quốc tế tại trường kinh doanh Esade, Barcelona, lý do Tây Ban Nha có thể thu hút các nhà đầu từ Trung Quốc là vì vị trí cửa ngõ xâm nhập Liên minh châu Âu, khối thương mại lớn nhất Thế giới, của nước này.
Isla Ramos Chaves, giám đốc điều Lenovo, công ty sản xuất máy vi tính của Trung Quốc, cho rằng dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế, Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối euro, vẫn là thị trường mà các công ty của Trung Quốc rất háo hức khai thác. Bà cũng nói thêm rằng, việc các công ty đa quốc gia Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng trên đất Tây Ban Nha, một phần là nhờ sự hỗ trợ của thị trường nội địa khổng lồ tại quê nhà.
Các giám đốc điều hành của Haier, một công ty sản xuất thiết bị Trung Quốc cho rằng thay vì đẩy lùi Haier, những cơ hội kinh doanh làm giàu mới trong thời khủng hoảng kinh tế đã đến với doanh nghiệp của họ. Lần đầu tiên, người Tây Ban Nha sẵn sàng chuyển sang sử dụng những chiếc máy điều hòa và máy giặt với mức giá cạnh tranh, dù thương hiệu không mấy nổi tiếng.
“Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ thành công đến thế nếu thị trường vẫn tiếp tục ổn định và trên đà phát triển”, Santiago Belenguer, tổng giám đốc điều hành của Haier Tây Ban Nha, nói.
Khác với Hy Lạp và nhiều quốc gia châu Âu khác, sự thành công của dân nhập cư Trung Quốc ở Tây Ban Nha không hề tạo ra làn sống bài Hoa dữ dội. Theo các chuyên gia, thái độ tích cực này có được là bởi sau chế độ tộc tài của quốc trưởng Francisco Franco, Tây Ban Nha đã trở thành một đất nước của những người nhập cư.
Phương pháp kinh doanh thời khủng hoảng kinh tế
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc toàn bộ người dân Tây Ban Nha đều ủng hộ dân nhập cư Trung Quốc. Đã có không ít lời phàn nàn về những băng nhóm tội phạm người Hoa. Hồi tháng 10, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ 80 Trung Quốc vì liên quan tới các hoạt động rửa tiền và trốn thuế. Giới chức nước này cho hay hàng hóa Trung Quốc có được mức giá rẻ mạt là nhờ sự tiếp tay của một số ông trùm trốn thuế.
José Rodríguez, ông chủ A Porta Galega, một tiệm cà phê với các món ăn Tây Ban Nha truyền thống ở khu Eixample, Barcelona, cho biết việc các cửa hàng của người Hoa hạ giá đủ loại mặt hàng từ bia tới xà phòng đã khiến người Tây Ban Nha mất khả năng cạnh tranh. Anh còn nói mình sắp phải đóng cửa nhà hàng vì không thể đấu lại cả tá cửa tiệm do người Trung Quốc sở hữu chạy dọc khu phố. Thế nhưng, Rodríguez vẫn khẳng định anh sẽ bán lại nhà hàng này cho các khách hàng Trung Quốc, “vì giá cả rất hợp lý”.
Theo (The New York Times)
José Rodríguez, ông chủ A Porta Galega, một tiệm cà phê với các món ăn Tây Ban Nha truyền thống ở khu Eixample, Barcelona, cho biết việc các cửa hàng của người Hoa hạ giá đủ loại mặt hàng từ bia tới xà phòng đã khiến người Tây Ban Nha mất khả năng cạnh tranh. Anh còn nói mình sắp phải đóng cửa nhà hàng vì không thể đấu lại cả tá cửa tiệm do người Trung Quốc sở hữu chạy dọc khu phố. Thế nhưng, Rodríguez vẫn khẳng định anh sẽ bán lại nhà hàng này cho các khách hàng Trung Quốc, “vì giá cả rất hợp lý”.
Theo (The New York Times)
0 Cách duy nhất để trở thành triệu phú, tỷ phú và siêu tỷ phú
Richard Branson được xếp thứ 5 trong danh sách các doanh nhân giàu nhất nước Anh, và xếp thứ 254 trong danh sách tỷ phú của Forbes năm 2011. Lối tư duy đưa ông thành tỷ phú là "Mặc kệ nó, làm tới đi".
Richard Branson, Chủ tịch của hãng Virgin.
Yếu tố quan trọng nhất và đơn giản nhất trong chuyện làm giàu thời hiện đại - là đầu tư. Tất cả những gì bạn phải làm là rót tiền (gần như toàn bộ tiền bạn có) vào (những) mục tiêu xác định. Nếu có kết quả tích cực, một năm sau bạn sẽ kiếm thêm được 3% lợi nhuận, nếu không, chuyện mất trắng là khó tránh, tạp chí doanh nghiệp Inc. khẳng định.
Song, không phải ai cũng dám mạo hiểm; Bởi hàng triệu người hiện nay - ngày ngày vẫn đi làm thuê.
Dĩ nhiên, nếu nói một cách lạc quan, bạn làm việc cho ông chủ giàu có và hưởng vài lần tăng lương đáng kể. Song hầu hết các trường hợp, số tiền này không bao giờ là cả một gia tài. Ngược lại, một kịch bản khác tiêu cực hơn là bạn bỗng nhiên bị đuổi việc hoặc doanh nghiệp nơi bạn làm việc phá sản - mọi công sức, thời gian, cống hiến và hy sinh đổ xuống sông xuống biển (trường hợp này không xét đến những người an phận với số tiền kiếm được hàng tháng).
Viễn cảnh lạc quan thường có hạn, trong khi đó, có vô số trường hợp đóng cửa, phá sản hoặc nghỉ việc hàng ngày. Đó là hệ quả của việc đầu tư "nhầm".
Giàu vì "tiền"
Thực tế, nếu bạn mơ về những giấc mơ giàu có, chuyện đi làm thuê sẽ chẳng bao giờ biến giấc mơ thành thực. Chính phủ Mỹ cũng phải đồng ý với nhận định này.
Hãy kiểm tra đơn khai thuế của 400 cá nhân hàng năm của Sở Thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service - IRS) công bố mới đây:
Vào năm 2009, cần có 77, 4 triệu đô la trong tổng thu nhập để lọt vào top 400. Con số này đã giảm từ 109,7 triệu đô (2008) và giảm một cách đáng kể từ kỉ lục cao nhất là từ 238, 8 triệu đô (2007).
Điểm thú vị ở đây là cách top 400 người kiếm ra tiền:
Tiền lương bổng: 8.6%
Lãi suất: 6.6%
Cổ tức: 13%
Quan hệ đối tác và liên minh: 19,9%
Thặng dư vốn: 45, 8%
Vài kết luận có thể thấy được ở đây là:
Làm việc kiếm lương sẽ không làm bạn giàu lên được.
Sở hữu những khoản đầu tư "thu nhập" an toàn cũng không làm bạn giàu lên được.
Đầu tư được vào nhóm công ty lớn sẽ không giúp bạn giàu lên.
Sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp, dù là cổ phần hay cộng tác, không chỉ lập được quỹ tiền vững chắc mà một ngày nào đó còn có thể....tạo ra một vận may tài chính khổng lồ.
Bạn thấy số liệu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ khó tin? Hãy kiếm tra chéo với danh sách tỷ phú của Forbes: Bill Gate, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffet, Larry Ellison, Charles Koch, David Koch, Sheldon Adelson, Christy Walton...
Rõ ràng, làm giàu - về mặt tiền tệ - là kết quả của việc đầu tư vào chính mình và người khác, chấp nhận rủi ro, làm thành công nhiều công việc nhỏ...và rồi làm những việc to lớn hơn một cách đúng đắn.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn vẫn không thể (hoặc chưa thể) thấy mình giàu có? Vẫn còn một kiểu "giàu có" khác.
Giàu vì "tình"
Các doanh nhân đều có chung một điểm khó phủ nhận. Khi ai đó nói chuyện với họ về những thứ liên quan tới "tiền" - chiến lược phát triển, doanh thu, IPO, ...họ tỏ ra khá hứng thú, nhưng thực sự bản thân họ không gắn bó máu thịt với những chuyện đó bằng một thứ khác.
Đó là đời sống doanh nhân. Là một doanh nhân, họ cảm thấy ra như thế nào? Câu hỏi này thường khiến đa số họ hào hứng vô cùng. Họ bắt đầu cởi mở chia sẻ về những thử thách, trách nhiệm, sứ mệnh, mục đích, hay cách họ tiếp nhận thành quả, niềm vui khi "ngồi đúng" vị trí trong những "đội quân" thực sự và quản trị những "đứa con số phận" ra sao...
Những biểu hiện về tâm lý ở trên xảy ra thường xuyên. Theo tạp chí doanh nghiệp Inc., tâm lý này xảy ra khi xuất hiện nhiều điểm nối giữa những giấc mơ vô định và nhiều con số kinh doanh đo đếm được.
Mọi doanh nhân thường thích nói chuyện về chuyện "làm doanh nhân ra sao", vì khi đó họ thấy mình đang sống - thoải mái hiện thực hóa mọi kế hoạch, được quyền quyết định, được quyền mắc sai lầm. Khi đó thế giới của họ không bị giới hạn trong những con số tài chính, mà còn mở rộng ra tới mọi góc cạnh cá nhân. Ở khía cạnh đó, họ thấy mình giàu có - thực sự giàu có.
Vì vậy, để người giàu thấy mình giàu có kiểu đo đếm được (góc độ tài chính) hay vô định (góc độ cá nhân), họ đều phải bước chung một con đường - là sở hữu doanh nghiệp của riêng mình.
Kết luận trên không xui khiến bất kỳ ai bỏ việc ngay lập tức; trên thực tế, bạn không nên làm thế. Một trong những cách hạn chế rủi ro là bạn vẫn giữ một công việc cố định trong khi từng bước xây dựng cơ ngơi của riêng mình.
Một lý lẽ khó thể chối cãi, là thế giới luôn tồn tại một nhóm người sống cuộc đời của họ theo những cách riêng nhất, giúp họ đi đến tận cùng cuộc sống nhất. Họ là doanh nhân.
Theo Gafin/DVO
Subscribe to:
Posts (Atom)