Wednesday, February 7, 2018

0 Muốn quản lý tốt nhiều nguồn thu nhập, hãy nắm chắc 6 yếu tố quan trọng này

Đối với hầu hết những doanh nhân thành đạt, việc gây dựng nhiều nguồn thu là chìa khóa để tiến đến thành công và tự chủ về tài chính. Chúng ta nên đang dạng hoá các công việc kinh doanh của mình để có được dòng tiền ổn định qua mỗi năm. 
Câu chuyện về Ramit Sethi, triệu phú tự thân người Mỹ và là tác giả cuốn sách "Dạy bạn cách làm giàu" sẽ cho bạn thấy con đường tìm kiếm đam mê, xây dựng một cuộc sống giàu có bắt đầu với việc kinh doanh. Theo Ramit Sethi, trước hết bạn cần phải xem xét 6 yếu tố quan trọng sau:
Muốn quản lý tốt nhiều nguồn thu nhập, hãy nắm chắc 6 yếu tố quan trọng này

1. Thái độ - Quan niệm về tiền

Trước hết là thái độ và quan niệm của bạn về tiền. Đối với nhiều người, họ quan niệm tiền là giấy, đặc biệt là với số tiền nhỏ như 1$ chẳng hạn. Tuy nhiên, đối với những người thành đạt, họ sẽ xem đồng 1$ như 1 hạt giống và sẽ ươm mầm cho nó trở thành một "cây tiền". Hãy thử tưởng tượng xem, ban đầu bạn có 1$, sau 1 tuần bạn có 7$ và sau 1 năm bạn sẽ có 365$. Tương tự khi tích lũy tiền, ngày đầu tiên bạn tiết kiệm được 5$, sau 1 tuần bạn có 35$ tiền tiết kiệm và sẽ trở thành 1.825$ sau 1 năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tích lũy được khoản tiền lớn hơn nếu mỗi ngày bạn tiết kiệm số tiền lớn hơn.

2. Kiên định

Việc tiết kiệm và đầu tư bất cứ lúc nào cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn và nhàm chán, nhưng đừng nản lòng. Bởi tương lai bạn sẽ thu được thành quả từ những gì mà hiện tại bạn đang đầu tư và bạn sẽ bất ngờ về số thu nhập của mình khác trước như thế nào.

3. Tập trung

Tập trung
Trước tiên hãy bắt đầu với một nguồn thu nhập hoặc một công việc bất kỳ, không nên để bản thân bị phân tâm vào những kế hoạch hay dự án kinh doanh mới. Hãy kiên định với những gì bạn đang làm đến khi có được nguồn thu ổn định, rồi mới nghĩ đến việc tìm thêm nguồn thu khác.

4. Tận dụng

Thay vì tìm thêm nguồn thu hoàn toàn khác, bạn có thể tạo ra thu nhập bổ sung bằng cách tận dụng, khai thác chính từ công việc mà bạn đang làm.

5. Đầu tư

Đầu tư
Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn có thể tập trung vào 3 công việc sau để việc đầu tư trở nên đơn giản hơn: sàng lọc thông tin, thời điểm tham gia và thời điểm rút lui. Các quỹ tương hỗ là một hình thức đầu tư lớn và dễ dàng tìm kiếm, vấn đề là bạn lựa chọn như thế nào. Hãy chọn hình thức đầu tư có tính hiệu quả rõ ràng nhất và thời gian đầu tư càng lâu thì càng ít rủi ro.

6. Rèn luyện bản thân

Trước khi bắt đầu công việc kinh doanh hay đầu tư, bạn cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Tìm hiểu về thị trường kinh doanh đặc thù sẽ giúp bạn có những quyết định và kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Không thể ngẫu nhiên qua một đêm mà bạn có được sự độc lập hay tự do về tài chính, nếu muốn có nhiều nguồn thu nhập thì hãy bắt đầu với từng thứ một. Khi cảm thấy hài lòng và biết cách quản lý tốt nguồn thu đầu tiên đó, mới nên nghĩ đến những nguồn thu tiếp theo.
Bạn phải biết rõ về thị trường mà mình đang đầu tư, biết mình đang bán sản phẩm và dịch vụ cho ai, giải pháp nào dành cho khách hàng của bạn. Bạn trợ giúp khách hàng ra sao và tại sao họ nên hợp tác với bạn. Bạn phải có một chiến lược riêng áp dụng cho công việc kinh doanh nhằm giúp khách hàng đạt được kết quả tốt nhất. Nếu không có chiến lược cụ thể, bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề quảng bá sản phẩm, gây ra lãng phí thời gian và công sức.
Một khi có chiến lược quảng cáo rõ ràng, hãy áp dụng cho nguồn thu nhập ban đầu của bạn và cải thiện kế hoạch đó tốt hơn. Sau khi có được chiến lược hoàn thiện, hãy áp dụng cho những nguồn thu khác.
Rèn luyện bản thân
Có nhiều nguồn thu nhập không có nghĩa là bạn ngay lập tức trở nên giàu có. Bạn phải biết mình đang tập trung làm gì và có chiến lược nhất quán cho tất cả các công việc. Thêm vào đó, không phải chỉ vì một kế hoạch mới thất bại nghĩa là chiến lược của bạn cũng thất bại. Để củng cố công việc kinh doanh, bạn nên hoàn thiện chiến lược và áp dụng chiến lược đó cho tất cả nguồn thu ở hiện tại và tương lai.
Nói tóm lại, bạn cần phải tập trung và xác định rõ khi nào bạn muốn gây dựng nhiều nguồn thu nhập. Hãy bắt đầu từ những bước đầu tiên, áp dụng những kế hoạch cụ thể, rút ra kinh nghiệm, ghi nhận những tác động tích cực, loại bỏ những tác động tiêu cực và sau đó hoàn thiện chiến lược rồi áp dụng cho các nguồn thu khác.
Bạn có thể bổ sung thêm ý kiến cho bài viết trên về vấn đề làm thế nào để tạo dựng nhiều nguồn thu nhập. Hãy chia sẻ nó với bạn bè và bắt đầu thực hiện công việc kinh doanh mà bạn yêu thích nhé!

0 Nếu muốn sớm trả hết nợ thì bạn phải nắm được 6 con số này

Có rất nhiều con đường khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và cũng có không ít cách giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảnh khốn cùng đó.
Trong khi một vài người lựa chọn áp dụng chiến lược "debt snowball" – một phương pháp trả nợ do chuyên gia kinh tế Dave Ramsey đề xuất với ý tưởng rằng khi có nhiều khoản nợ (lãi gần tương đương nhau), hãy trả khoản nợ ít nhất, rồi đến khoản nợ ít thứ hai... hoặc phương pháp "debt avalanche"nghĩa là trả nợ có lãi cao nhất trước thì số khác lại lựa chọn chuyển đổi thẻ tín dụng cũ có lãi suất cao sang thẻ tín dụng mới với mức lãi suất 0% trong một thời hạn nhất định và công ty cấp thẻ mới sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nợ cũ (balance transfer), bán tất cả tài sản để tăng lượng tiền mặt có thể sử dụng để trả nợ, tìm việc làm thêm hoặc kết hợp tất cả các phương pháp này.
Mỗi một phương pháp đều có những lợi ích nhất định nếu bạn nghiêm túc về việc trả nợ và sẵn sàng bám sát kế hoạch. Hiển nhiên, càng bắt đầu sớm thì bạn càng nhanh chóng thoát khỏi nợ nần. Ngược lại, càng để lâu thì lãi suất càng cao và số tiền bạn phải trả càng lớn.
Tuy nhiên, nên bắt đầu từ đâu? Trong khi muốn thoát khỏi gánh năng nợ đòi hỏi phải có một sự thay đổi về tư duy hơn những thứ khác thì cũng có một loạt các con số mà bạn cần phải biết rõ trước khi bắt đầu "hành trình đầy khó khăn này". Bất kể bạn lựa chọn chiến lược trả nợ nào thì chúng vẫn là những thứ đầu tiên cần phải được làm rõ.
Nợ nần
Kiến thức là sức mạnh. Khi bạn hiểu rõ tình trạng của mình, cả về bản chất lẫn các yếu tố tác động thì sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập một kế hoạch trả nợ khả thi và thực tế.
Giả sử bạn có một bảng gồm 6 cột và dưới đây là 6 số liệu cần được lấp đầy tương ứng với từng cột đó.

1. Tổng số nợ thực tế (cột 1)

Phải đối mặt với số tiền thực tế cần phải trả có lẽ là khoảnh khắc "đau khổ" nhất mà bất cứ ai đang rơi vào hoàn cảnh nợ nần đều cảm nhận được.
Khi vay nợ ngân hàng hoặc nợ thẻ tín dụng, bạn có thể dễ dàng tập trung vào các khoản phải trả và từng giao dịch cá nhân hàng tháng. Tuy nhiên, việc chỉ chú ý vào từng khoản nợ mà không nắm được tống số tiền cần trả có thể khiến bạn không nhận ra được tình trạng của mình hiện tại tồi tệ đến mức như thế nào.
Để thoát khỏi cảnh nợ nần chống chất, bạn cần phải đối mặt với nó. Hãy bắt đầu thu thập các hóa đơn, sau đó, liệt kê tất cả các khoản phải trả và tính toán để ra con số tổng nợ cuối cùng, bao gồm nợ thẻ tín dụng, nợ mua xe, nợ tiền học phí, nợ tiền thuê nhà, thuê đồ dùng, nợ ngân hàng, nợ cá nhân hay bất cứ một khoản nợ nào khác.

2. Lãi suất của mỗi khoản nợ (cột 2)

Sau khi đã nắm được tổng số nợ cần trả, bạn sẽ biết được những khoản nợ nào có thể trả sớm nhất. Cách tốt nhất để phân loại chúng là dựa trên lãi suất thực tế. Nếu không nắm được % lãi suất hàng năm hoặc APR (lãi suất bình quân năm) mà bạn cần phải trả cho từng khoản vay hoặc thẻ tín dụng thì bạn cần nhìn vào bản báo cáo hàng tháng, kiểm tra trang quản lý tài khoản trực tuyến hoặc gọi điện cho chủ nợ/công ty phát hành thẻ tín dụng để hỏi chi tiết.
Nếu một vài khoản nợ có lãi suất cao (APR>10%), bạn có thể ưu tiên trả chúng trước. Đây chính là chiến lược chính của phương pháp trả nợ "Debt Avalanche" đã được đề cập ở trên - những khoản này sẽ yêu cầu bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn để trả cho chủ nợ hàng tháng. Bằng cách cắt giảm số tiền phát sinh cho những mức lãi suất cao nhất đầu tiên, bạn sẽ giảm được số tiền cần bỏ ra các tháng sau đó và cảm thấy đỡ áp lực hơn trước.
Trả nợ
Tuy nhiên, một số người lựa chọn cách tiếp cận khác. Thay vì tìm cách trả các khoản vay có lãi cao đầu tiên, họ lại áp dụng chiến lược "Debt Snowball" – nghĩa là tập trung vào những khoản nợ có lãi suất thấp hoặc nhỏ hơn. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì việc nắm rõ lãi suất của từng khoản vay đều rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ biết được chiến lược nào phù hợp với mình và khoản phải trả nào cần dành ưu tiên trước.

3. Khoản phải trả hàng tháng của từng khoản vay (cột 3)

Sau hai số liệu trên thì con số tiếp theo mà bạn cần quan tâm đó chính là mỗi tháng cần phải bỏ ra bao nhiêu tiền cho từng khoản nợ. Đây chính là căn cứ để bạn tính được tổng số tiền cần trả hàng tháng.

4. Chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng (cột 4)

Để thoát nợ, bạn cần phải thay đổi thói quen của mình. Đối với nhiều người, điều này có lẽ là áp dụng chế độ ăn uống tiết kiệm, không chi tiêu thêm vượt ngoài ngân sách hay xây dựng lối sống phù hợp với tình hình tài chính của bản thân. Điều quan trọng ở đây là bạn không nên làm bất cứ điều gì khiến khoản nợ phình to hơn trước.
Để bắt đầu, hãy quan tâm tới tổng ngân sách dành cho chi tiêu tối thiểu - chỉ bao gồm tổng chi phí và tiền hóa đơn cần thiết mà bạn cần trả mỗi tháng. Nói chung, chiến lược này yêu cầu bạn không được phát sinh thêm bất cứ hành vi mua sắm nào – không giải trí, không du lịch, không hội họp... Bằng cách sống với một số tiền giới hạn như vậy, bạn có thể tạm thời có thêm tiền nhàn rỗi để trả các khoản nợ khác.
Hiển nhiên, một khi đã trả hết nợ, bạn có thể bắt đầu mở rộng ngân sách để chi tiêu cho những thứ bạn thích. Tuy nhiên, mọi thứ cần được lập kế hoạch kỹ càng để tránh trở thành "con nợ" một lần nữa.
Nếu còn phân vân tới việc chỉ được phép chi tiêu trong một ngân sách giới hạn thì hãy nhớ một điều rằng chính thói quen tiêu xài trong quá khứ đã khiến bạn rơi vào tình cảnh hiện tại. Thế nên, nếu muốn thoát khỏi nợ nần thì đầu tiên, hãy thay đổi chính bạn.

5. Số tiền bạn mang về nhà hàng tháng (cột 5)

Thoát khỏi nợ nần không phải là một điều gì đó cao siêu. Tuy nhiên, muốn thực sự làm được điều này, bạn cũng cần phải hiểu biết một chút về tài chính.
Quản lý tài chính
Thực tế, số tiền bạn sử dụng để trả nợ chính là được trích ra từ tổng số tiền mà bạn mang về nhà (sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm, tiền nộp vào quỹ phúc lợi, các đóng góp xã hội khác...). Trường hợp mỗi tháng bạn có nhiều hơn một khoản thu nhập thì nếu không nắm được số liệu này, bạn sẽ chỉ biết được chúng cho tới khi có một báo cáo thuế được gửi đến tận tay vào cuối mỗi năm tài chính.
Một khi đã nắm được thu nhập thực tế hàng tháng, bạn sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về khả năng trả nợ của mình và còn dư ra bao nhiêu tiền để trả nợ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cần thiết.

6. Thu nhập khả dụng để trả nợ (cột 6)

Khi đối chiếu tất cả các số liệu: tổng nợ, lãi suất, chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng tháng và thu nhập hàng tháng, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về số tiền mỗi tháng phải trả.
Khi sống với số tiền tối thiểu chỉ dành để trang trải các chi phí cần thiết thì mặc nhiên, số tiền dư của bạn sẽ tăng lên. "Số tiền dư thừa" này được gọi là thu nhập khả dụng và đây chính là điểm khởi đầu của kế hoạch trả nợ. Bạn có thể phân bổ dần khoản này để trả cho tới khi thanh toán hết nợ. Tuy nhiên, chiến lược chỉ khả thi khi bạn dành toàn bộ "tiền thừa" đó cho việc thoát khỏi nợ nần chứ không phải lãng phí vào những thứ khác.
Thực tế, công thức để trả nợ rất đơn giản: thu nhập – chi phí = tiết kiệm. Muốn thoát nợ, bạn phải tăng thu nhập hoặc giảm chi tiêu. Dù nợ nần có vẻ khiến chúng ta cảm thấy rất nặng nề nhưng kỳ thực giải pháp cho vấn đề không có gì phức tạp.

0 7 bài học cuộc sống quý giá từ Albert Einstein

Như một lẽ thường tình, mỗi người xuất hiện lại nhìn vạn vật theo một cách mới mẻ khác nhau, người có tầm nhìn làm đảo lộn những tư tưởng mà chúng ta vẫn thường nghĩ về thế giới.
Với những tư tưởng còn đang trong quá trình hình thành, năm 22 tuổi Albert Einstein đã một mình rong ruổi suốt dọc dãy núi Alps. Trong những năm tháng tuổi trẻ đi dọc qua các dãy núi, Einstein hy vọng có thể tìm ra những mô hình chưa được khám phá và những quy luật cơ bản của tự nhiên. Suốt cuộc đời Einstein đi tìm kiếm sự hài hòa, không chỉ trong lĩnh vực khoa học của ông mà còn cả trong thế giới nhân loại nữa.
7 bài học cuộc sống quý giá từ Albert Einstein
Mọi người trên thế giới đều muốn tìm hiểu về nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức - Albert Einstein nhưng ông vẫn còn là một bí ẩn lớn. Chúng ta mới chỉ thấy hình ảnh xuất hiện trước công chúng của ông và nó cũng có thể bí ẩn đối với ngay chính bản thân ông. Hãy cùng đọc 7 bài học cuộc sống thiết thực dưới đây, nó sẽ tiết lộ cho chúng ta về cách mà Albert Einstein tư duy và làm nên những điều kỳ diệu trong thời kỳ đó nhé!

1. Theo đuổi trí tò mò

Theo đuổi trí tò mò
"Tôi không có tài năng đặc biệt. Tôi chỉ đam mê tò mò thôi."
Điều Einstein muốn truyền đạt qua thông điệp này đó chính là trí tò mò - tiền đề dẫn dắt ông qua khắp các tư tưởng nền tảng trong cuộc đời. Nhiều người trong chúng ta nói rằng mình tò mò nhưng lại thường bỏ cuộc khi cần hành động để tìm ra và trả lời các câu hỏi nghi vấn.
Theo đuổi trí tò mò của bạn cho dù đó là bất cứ điều gì. Mọi vấn đề sẽ không ngừng được đào sâu hơn. Đó là điều giúp chúng ta khác biệt với những người bình thường khác trên thế giới. Đi sâu, tìm tòi những điểm chưa từng có ai nghĩ tới vì điều kỳ diệu thường được tìm thấy khi đạt đến mức độ thâm sâu.
Hãy tiếp tục làm sâu sắc hơn thêm tầm nhìn của bạn và trả lời tất cả các câu hỏi còn đang thắc mắc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc đời bỗng trở nên thật lạ thường với trí tò mò không dứt đó.

2. Kiên trì là vô giá

Kiên trì là vô giá
"Không phải là tôi thông minh, chỉ là tôi tìm hiểu vấn đề lâu hơn mọi người thôi."
Bên cạnh nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức - Albert Einstein, cũng như rất nhiều nhà nghiên cứu trước đó (đặc biệt là những người cực kỳ thành công), mà tôi đã tìm hiểu và sau đó đúc rút ra rằng chính sự kiên trì đã mang đến cho họ những khám phá vĩ đại.
Họ nói rằng mọi vấn đề xảy ra đều có ít nhất một cách giải quyết. Nếu chúng ta kiên trì, dành thời gian tìm hiểu sâu một vấn đề, chẻ nhỏ và nghiền ngẫm từ mọi góc cạnh khác nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra ít nhất một giải pháp.
Do vậy, dù bạn đang nghĩ về điều gì, chẳng hạn như tầm nhìn, thì bạn luôn có thể xử lý tốt nếu bạn kiên trì. Hãy nhớ rằng đừng từ bỏ khi vấn đề chưa được giải quyết nhé!

3. Phạm sai lầm

 Phạm sai lầm
"Một người không bao giờ phạm sai lầm là người không bao giờ thử làm điều gì mới mẻ."
Điều này không có nghĩa là "cứ mắc lỗi thì bạn sẽ đi theo con đường của Einstein". Hàm ý của nó muốn nhắc nhở chúng ta nên mạnh mẽ xóa tan nỗi sợ hãi và tiếp cận những điều chưa biết. Có thể chúng ta muốn đi đến và làm việc ở Alaska nhưng chúng ta sẽ chả bao giờ biết được làm việc ở Alaska sẽ thế nào nếu mãi ở nguyên Chicago.
Dám khám phá, dám mắc sai lầm. Đó chính là điểm khác biệt giữa người thành công và người thất bại. Bạn sẽ không bao giờ học được cách khắc phục những điểm yếu của bản thân nếu không dám thử và mắc sai lầm.

4. Tạo ra giá trị

Tạo ra giá trị
"Thay vì cố trở thành người thành công, hãy tạo ra giá trị."
Hầu hết mọi người đều hiểu sai về từ "thành công", nó không chỉ là đơn thuần là giàu có, sở hữu một cơ sở kinh doanh lớn được vận hành tự động không cần có sự hiện diện của bạn. Mà thành công là từng bước đạt được những điều vừa nói ở trên, nhờ vậy chúng ta có thể trân trọng những điều này khi tạo lập và duy trì chúng.
Người tạo ra giá trị khuyến khích người khác sống đúng cách và làm đúng việc. Hãy sống một lối sống phù hợp với những giá trị về tôn giáo, triết lí và tinh thần. Người có giá trị phải luân lý, đạo đức, khuôn phép, chính trực, có nguyên tắc và thật thà. Để có được tất cả những điều đó, mỗi người trong chúng ta đều nên cố gắng phấn đấu đạt được.

5. Sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm

Sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm
"Thông tin không phải là hiểu biết. Nguồn hiểu biết duy nhất là kinh nghiệm."
Khi nhìn thấy người tài giỏi trong một tình huống nhất định, chúng ta thường kết luận người đó là người có kinh nghiệm. Không phải vì họ đọc nhiều hay có một thư viện lớn ngay ở nhà, mà bởi vì họ từng trải qua rất nhiều tình huống tương tự như vậy và đến giờ có được khối lượng kiến thức khổng lồ trong lĩnh vực đó.
Hãy quay trở lại mục 3, chúng ta nên cố gắng mắc sai lầm và trải nghiệm cảm giác không giải quyết được vấn đề như thế nào. Đó là cách chúng ta tích lũy kinh nghiệm.

6. Học các luật lệ và chơi tốt hơn

Học các luật lệ và chơi tốt hơn
"Bạn phải nắm rõ các luật lệ của trò chơi. Sau đó bạn sẽ chơi tốt hơn bất cứ ai."
Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ được dạy về các luật lệ trò chơi. Dù có thích hay không, chúng ta vẫn bắt buộc phải học cách chơi theo luật. Ví dụ, luật của trò chơi trở thành người thành công là phải luôn kiên trì, bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm chẳng hạn. Nếu chúng ta học được cách kiên trì, bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn người khác, chúng ta sẽ luôn đi trước mọi người một bước.
Điều này không có nghĩa là bạn phải cư xử giống tất cả mọi người hay phải làm những thứ giống hệt những người thành công làm. Khi hiểu biết đầy đủ về các quy tắc của trò chơi, bạn có khả năng chơi tốt hơn, thách thức cả luật chơi hay thậm chí là thay đổi nó.

7. Tưởng tượng là sức mạnh

Tưởng tượng là sức mạnh
"Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là hình ảnh nhìn thấy trước về những điều hấp dẫn sẽ đến trong cuộc đời. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả hiểu biết."
Khi đã hiểu rõ về các thuật ngữ "hiểu biết" và "kinh nghiệm", thì "tưởng tượng" là thứ giống như thế giới 3D trong đầu của chúng ta vậy. Mọi người thường cho rằng trí tưởng tượng có được từ hiểu biết, trải nghiệm và trên hết là từ việc đọc.
Đọc những thứ trong chuyên môn của chúng ta, ví dụ như về viết blog và SEO thì chẳng có gì không thể tưởng tượng hay thực hiện để giúp cho website có thể lan truyền rộng rãi.
Khả năng tưởng tượng chính là khả năng hình dung ra một bức tranh rõ ràng về tương lai của bạn, nó sẽ được phác họa ra khi bạn làm một việc cụ thể nào đó.
Một ví dụ đơn giản:
Khi chúng ta chơi đá bóng và bạn có bóng. Nếu bạn cố gắng rê bóng, sẽ có một vài khả năng có thể xảy ra. Khả năng xấu nhất là bạn làm mất bóng và có thể bị đối phương phản công, nhưng nếu bạn rê bóng thành công qua một cầu thủ thì bạn có thể chuyền bóng cho một đồng đội không bị kèm và rõ ràng trận đấu sẽ khởi đầu thuận lợi cho đội bạn.
Trí tưởng tượng thường phức tạp hơn điều này rất nhiều, khi cả một cuộc sống phía trước đang chờ chúng ta ra quyết định, nhưng cuộc sống lại được tạo nên bởi rất nhiều những lựa chọn nhỏ nhặt khác. Vậy tưởng tượng chính là công cụ tốt nhất để làm được những điều tốt hơn đó.

0 5 cách vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng của tác giả Dale Carnegie

Dale Carnegie là một trong những tác giả nổi tiếng nhất về vấn đề tự hoàn thiện bản thân, phần lớn nhờ vào cuốn sách bán chạy nhất "Đắc Nhân Tâm" (How to Win Friends and Influence People) được xuất bản lần đầu vào năm 1936. Năm 1948 ông tiếp tục xuất bản đầu sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống" (How to Stop Worrying and Start Living) trình bày về các chiến lược tâm lý hiệu quả giúp bạn thoát khỏi những nỗi lo dai dẳng làm cho cuộc sống thêm buồn phiền và hoạt động công việc cũng kém hiệu quả hơn.
Nội dung trong cuốn sách này được tích lũy từ kinh nghiệm dạy học của Carnegie khi giảng dạy những khóa học người lớn tại YMCA (Young Men's Christian Association) ở New York. Carnegie nhận ra rằng lo lắng là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều học viên của ông mắc phải, do đó ông quyết định viết một cuốn sách giúp mọi người có thể chống lại nỗi lo tâm lý của chính bản thân mình.
Dale Carnegie
Trong khoảng thời gian bảy năm viết cuốn sách này để xuất bản, Carnegie đã nghiên cứu về triết học cổ đại và nói chuyện với các giám đốc kinh doanh về chiến lược của họ trong việc vượt qua nỗi lo lắng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ông đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm bằng cách đưa ra lời khuyên cho học sinh của mình để vượt qua những lo lắng và quan sát những việc mà mình đã làm được.
Chúng tôi từng đọc cuốn "Quẳng gánh lo đi và vui sống" và trích ra được 5 phương pháp hiệu quả nhất được Carnegie đúc kết ra từ chính kinh nghiệm cuộc sống và cả kiến thức từ nghiên cứu triết học cổ đại giúp mọi người có thể vượt qua sợ hãi và lo lắng.

1. Tự hỏi bản thân "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?" 

Tự hỏi bản thân "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?"
Một phương pháp đơn giản gồm 3 bước có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết những vấn đề đau đầu đang bủa vây xung quanh chúng ta.
Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân mình rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì. Thứ hai, chuẩn bị tinh thần để chấp nhận điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Cuối cùng, tìm ra cách giải quyết cho khả năng xấu nhất đó nếu nó thực sự diễn ra.
Kỹ thuật này được xây dựng dựa trên câu chuyện của Willis Carrier, người sáng lập ngành công nghiệp máy điều hòa hiện đại. Khi làm việc cho công ty Buffalo Forge thời trai trẻ, Carrier nhận ra rằng dịch vụ cung cấp không khí sạch của công ty hoạt động không hiệu quả như ông từng hy vọng.
Carrier nhận thấy điều tồi tệ nhất công ty ông có thể gặp phải là mất trắng 20.000$. Sau đó, ông chấp nhận điều này với suy nghĩ: số tiền bị mất như là chi phí để nghiên cứu chiến lược mới. Ông đưa ra cách giải quyết bằng việc thuyết phục công ty chi 5.000$ để mua một loạt thiết bị mới. Kết quả là công ty không những thoát khỏi nguy cơ thất thoát tài chính mà còn đem về lợi nhuận 15.000$.

2. Nhìn nhận sự việc một cách khách quan

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan
Herbert E. Hawkes - cựu trưởng khoa của trường Đại học Columbia, từng nói với Carnegie rằng: "Nếu một người dành thời gian nhìn nhận sự việc một cách khách quan, vô tư thì lo lắng sẽ tan biến theo ánh sáng của tri thức".
Carnegie đã chỉ ra hai cách để có thể nhìn nhận sự việc theo hướng khách quan: Bạn có thể giả vờ như mình đang nhìn nhận sự việc cho người khác chứ không phải bản thân thì cảm xúc chủ quan sẽ không còn can thiệp vào nhiều.
Hoặc hãy giả vờ như mình là một luật sư chuẩn bị đưa ra bằng chứng chống lại những bằng chứng kết tội chính bản thân bạn từ phía bên kia - do đó bạn cần phải thu thập đủ mọi bằng chứng để chống lại. Hãy ghi ra những điều bạn dùng để bảo vệ bản thân và chống lại bản thân ra cùng một tờ giấy, bạn sẽ thấy rõ được hai mặt khác nhau của vấn đề.

3. Tạo ra những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề 

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan
Leon Shimkin - tổng giám đốc xuất bản Simon and Schuster, đã tìm ra một cách hữu hiệu để giảm thiểu thời gian trong các cuộc họp nhân viên đi 75%.
Ông nói với các cộng sự rằng mỗi khi họ muốn trình bày bất cứ vấn đề gì tại cuộc họp thì phải nộp trước một bản ghi nhớ trả lời bốn câu hỏi: Vấn đề là gì? Nguyên nhân của vấn đề đó? Những giải pháp giải quyết khả thi? Giải pháp bạn muốn đề nghị là gì?
Theo Leon Shimkin cho biết, kể từ khi đưa ra hệ thống bốn câu hỏi này, nhân viên của ông trong cuộc họp rất ít khi đưa ra bất kỳ ý kiến nào để thảo luận vì họ đã tự đưa ra câu trả lời cho bản thân.
"Họ nhận ra rằng để trả lời được 4 câu hỏi đó họ phải đối mặt với tất cả những vấn đề và nghĩ kỹ về các vấn đề đó" Shimkin nói với Carnegie. Kể từ khi họ làm theo hệ thống mới này "các giải pháp thích hợp lý được tìm ra một cách dễ dàng hơn".
Hay hiểu theo cách đơn giản là hành động sẽ thế chỗ cho những lo âu.​

4. Hãy nhớ luật bình quân

Nhìn nhận sự việc một cách khách quan
Luật bình quân nội dung liên quan đến xác suất có thể xảy ra của một sự việc cụ thể - và bạn nên tham khảo luật này để tìm ra cách giải quyết nếu nó có giá trị "phiền muộn". Do đó, bạn đừng quá lo lắng bởi những điều bạn hay suy nghĩ đến, xác suất xảy ra có thể thấp hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy.
Carnegie viết rằng Hải quân Hoa Kỳ thường sử dụng luật bình quân để khích lệ tinh thần thủy thủ. Các thủy thủ được giao tàu chở dầu có chỉ số octane cao ban đầu thường cảm thấy lo lắng vì những thùng dầu đó có khả năng phát nổ rất cao. Vì vậy, Hải quân đã cung cấp cho họ số liệu chính xác như sau: 100 thùng dầu nếu trúng phải ngư lôi, 60 thùng sẽ nổi và chỉ có 5 thùng chìm xuống nước trong vòng 10 phút, đủ thời gian để họ rời khỏi tàu.

5. Đặt một "lệnh dừng lỗ" trên những lo lắng của bạn 

Đặt một "lệnh dừng lỗ" trên những lo lắng của bạn
Lệnh dừng lỗ là một thuật ngữ dùng hoạt động giao dịch cổ phiếu. Một nhà đầu tư cho biết: anh ta đã đặt một lệnh dừng lỗ trên mỗi thị thường cam kết được tạo ra. Dưới đây là cách thức hoạt động của nó: Giả sử bạn mua một cổ phiếu có giá bán ra 100$ và đặt lệnh dừng lỗ 90$, nếu giá của cổ phiếu tuột xuống còn 90$ thì lập tức cổ phiếu đó sẽ được bán ra - mà không cần xác nhận lại.
Rõ ràng hơn là chính cuộc đời của Carnegiem, ngày trước ông từng có ước mơ trở thành một tiểu thuyết gia nhưng sau vài năm cố gắng hết sức mà không có kết quả nhất định, ông quyết định dừng lại để quay trở về bục giảng và viết những cuốn sách dạy làm người, đã rất thành công.
Bạn có thể áp dụng quy tắc này trong cuộc sống hằng ngày để nhận ra được đâu là là điểm dừng hợp lý để vứt bỏ những nỗi lo lắng và đi tìm con đường khác thành công hơn.

0 Muốn có ý chí sắt đá, hãy áp dụng quy tắc 40% của đặc nhiệm SEAL

"99% những người tham gia chạy marathon đều đã kết thúc chuyến hành trình của mình. Quả là một con số vô cùng bất ngờ. Nhưng tôi biết, có một lý do còn đáng ngạc nhiên hơn, đó chính là "40% Rule" – quy tắc 40% - một thuật ngữ được sử dụng bởi đặc nhiệm SEAL Hải quân Mỹ để rèn luyện tinh thần thép".
Trong video mới nhất trên Big Think, Jesse Itzler – nhà sáng lập của Marquis Jet (và là chồng của người sáng tạo ra kiểu quần Spanx – quần bóp dáng) đã kể lại câu chuyện anh chạy 100 dặm cùng với một đặc vụ SEAL nặng khoảng 120 kg.
Quy tắc 40% của đặc nhiệm SEAL
Lần đầu tiên, tôi gặp một "SEAL" đích thực ở dặm thứ 100 (ở San Diego). Lúc đó, hành trình của chúng tôi là một cuộc chạy tiếp sức gồm 6 người. Tôi tham gia chạy cùng bạn bè của mình trong khi đặc nhiệm Hải quân Mỹ này chạy một mình trong suốt đường chạy kéo dài hàng trăm dặm đó.
Chàng trai này là ai? Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ một thứ gì trông giống như vậy. Và trong suốt đường chạy, tôi cứ mải nhìn anh ta và ở dặm thứ 70 – anh ấy nặng gần 120 kg, khá "đồ sộ" so với một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp – anh ấy như thể bẻ gãy tất cả các khớp xương nhỏ ở cả hai chân, bị đau thận và anh ấy kết thúc đường đua.
Sau chuyến hành trình đó, Itzler đã làm thứ mà tất cả các tỷ phú đều làm: thuê một SEAL về sống cùng anh và gia đình mình để được dạy cách rèn luyện tinh thần sắt đá.
Tôi đề nghị anh ấy sống cùng tôi và gia đình trong một tháng... Hàng ngày, tôi làm mọi thứ y hệt như nhiều người trong chúng ta vẫn làm. Bạn biết đấy, thức dậy, đi làm, về nhà, ăn tối, cứ lặp lại như vậy. Tôi chỉ muốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu này. Và tôi nghĩ rằng anh ấy là điều tuyệt vời nhất để hình thành thói quen tốt hơn nhưng chắc chắn là cuộc sống thường ngày của tôi cũng sẽ bị xáo trộn.

Quy tắc 40% của đặc nhiệm SEAL Hải quân Mỹ

Trong khoảng thời gian sống cùng anh ấy, tôi đã được dạy quy tắc này.
Anh ấy chia sẻ rằng "khi tâm trí của bạn nói bạn đã hoàn thành thứ gì đó thì thực sự, bạn mới chỉ hoàn thành được 40% mà thôi". Và anh ấy có một phương châm rằng: Nếu nó không bị phá vỡ thì chúng ta đừng làm nó. Đó chính là cách mà anh buộc chúng tôi phải đón lấy sự không thoải mái để xác định ranh giới của mình là gì, vùng an toàn của mình là gì và đảo lộn mọi thứ.
SEAL giải thích rằng quy tắc 40% là lý do tại sao mặc dù đa phần mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, bế tắc ở dặm thứ 16 trong một cuộc chạy marathon nhưng họ vẫn có thể hoàn thành chuyến hành trình của mình.
Khi viết về trải nghiệm của mình trong ngày đầu tiên áp dụng quy tắc 40% mà đặc nhiệm SEAL đã chia sẻ, Itzler viết:
Ngày đầu tiên "SEAL" sống cùng tôi, anh đã yêu cầu tôi làm - anh ấy hỏi tôi có thể hít đất được bao nhiêu cái?
Tôi đã hít được 8 cái.
Và anh nói ổn thôi. Hãy hít đất trong 30 giây nữa. Hai tay tôi bám vào thanh xà và 30 giây sau đó, tôi hít được 6 cái, rất khó khăn.
Anh ấy lại nói ổn và yêu cầu tôi tiếp tục. Tôi chỉ hít được 3 hoặc 4 cái và cuối cùng, tôi không thể giơ cánh tay của mình lên được nữa. Và anh ấy lại nói ổn!
"Chúng ta sẽ không rời khỏi đây cho tới khi anh hít được thêm 100 cái" và tôi nghĩ điều này là không thể.
"Chúng ta sẽ phải ở đây khá lâu đấy vì không đời nào mà tôi lại hít được 100 cái".
Khi tôi bắt đầu hít tiếp, anh ấy đã chỉ cho tôi, đã chứng minh cho tôi thấy ngay ở đây còn có rất nhiều thứ có thể xảy ra, "chúng ta có khả năng làm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ" và đó là bài học tuyệt vời nhất mà tôi nhận được.
Đặc nhiệm NAVY SEAL
Trong cuốn sách mới nhất có tên "Living with a SEAL", Itzler đã tiết lộ danh tính của đặc nhiệm SEAL mà anh đã mời về sống cùng. Đó chính là David Goggins. Goggins hiện tại là người nắm giữ kỷ lục thế giới về khả năng có thể hít 4.025 cái trong vòng 24 giờ đồng hồ - đứng ở vị trí thứ 5 trong Badwater 135 (đường đua kéo dài 135 dặm ở Thung lũng chết – Dead Valley) và là một "Ironman Triathlon" thứ thiệt. Goggins đã làm được tất cả những điều này trong khi anh đang mắc phải khuyết tật vách ngăn tâm nhĩ, bị suy tim bẩm sinh do một lỗ thủng đã phát triển trong các vách ngăn của tâm làm giới hạn khả năng chịu đựng.
Theo trang web SlowTwitch, "trong khoảng 34 năm, Goggins sống và làm việc chỉ với ¾ trái tim của mình. Tim phải được nhận quá nhiều máu đã bão hòa oxy và máu không được vận chuyển xuống phần còn lại của cơ thể".

Quy tắc 40% liệu có đúng không?

Tinh thần thép
Câu chuyện về Itzler và đặc nhiệm SEAL trên rất thú vị nhưng liệu quy tắc 40% này có bằng chứng khoa học nào hậu thuẫn không hoặc nó chỉ là một điều vô lý được bịa ra để truyền cảm hứng?
Thực tế, khoa học nói có. Quy tắc 40% có cơ sở.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng những người được đưa một loại thuốc an thần (thực tế, những người tham gia chỉ được biết đó là một loại caffeine) có thể nâng một vật có trọng lượng lớn hơn so với những người chỉ được đưa caffeine thật (không phải thuốc an thần).
Chắc chắn, điều này không hàm ý cơ thể và tinh thần của chúng ta không có giới hạn nhưng nó khẳng định rằng mọi giới hạn đều có thể bị phá vỡ. Thông thường, chúng ta giới hạn các khả năng của mình nhưng câu chuyện của Itzler và hàng trăm người khác là bằng chứng cho việc chúng ta có thể vượt qua những giới hạn do chính mình tự thiết lập.
 

THOUGHT + FEELING + ACTION = RESULT Copyright © 2011 - |- Template created by O Pregador - |- Powered by Blogger Templates